asdfasfasf
13-06-2024
Nhu cầu bảo vệ công trình trước tác động của nhiệt độ cao ngàng càng lớn. Đặc biệt là trong môi trường nóng lên toàn cầu, nhiều nước phải đối mặt với hiện tượng El Nino. Khiến trái đất nóng lên nhanh chóng và thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Trong nhiều trường hợp con người chủ quan sẽ dẫn đến hỏa hoạn, cháy nổ gây thiệt hại nặng nề. Chính vì vậy, để bảo vệ công trình, cũng như sự an toàn của con người. Chủ công trình phải sử dụng phương pháp sơn chống cháy.
Hiện nay trên thị trường có vô vàn sản phẩm sơn chống cháy, được chia thành 2 dòng là gốc nước là gốc dầu. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về sơn chống cháy gốc nước.
Khái niệm: là loại sơn được cấu tạo bởi dung môi là nước. Sản phẩm có thể được pha loãng bằng nước sạch mà không ảnh hưởng đến công năng. Trong thành phần sơn bao gồm các chất như Epoxy, Polyurethane, Acrylic,… Là những chất lành tính, an toàn và ít mùi hơn các sản phẩm gốc dung môi khác.
Đặc điểm: Quá trình pha trộn dễ dàng và đơn giản chỉ cần dùng nước sạch. Sơn có tính linh hoạt cao, bền bỉ với thời gian, phát huy tối đa công dụng chống cháy. Khả năng bị hao mòn thấp hơn so với những dòng sơn chịu nhiệt khác. Nhờ tính năng đàn hồi vượt trội, có thể nở ra hoặc co lại theo điều kiện thời tiết. Hạn chế tối đa khả năng bị rạn nứt, tăng tuổi thọ cho bề mặt công trình. Màng sơn chống bám bẩn và có thể dễ dàng vệ sinh hiệu quả.
>> Xem thêm: Sơn chống cháy và những thông tin bạn cần biết
Loại sơn gốc nước này được nhiều chuyên gia tin dùng và ưa chuộng sử dụng. Nhờ đặc điểm nổi bật với khả năng chống cháy tuyệt vời. Ứng dụng linh hoạt trên nhiều dạng bề mặt vật liệu của công trình kiến trúc. Chưa hết, sơn ngăn cháy gốc nước còn nhiều ưu điểm cần phải kể đến như:
Chất lượng sơn bền bỉ với thời tiết thất thường
Bởi màng sơn gốc nước có độ cứng và đanh chắc tuyệt hảo. Cùng với khả năng chống thấm tốt sẽ giúp bảo vệ bề mặt công trình dài lâu. Dù là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa giông hay nắng gắt.
Có tính năng chống kiềm, chống thấm hiệu quả
Trong thành phần sơn có chứa các chất chống ăn mòn, chống hiện tượng kiềm hóa. Đảm bảo kết cấu sắt thép của công trình cần chống cháy luôn bền vững.
Kết cấu sơn linh hoạt, dẻo dai
Sẽ giúp quá trình thi công dễ dàng, nhanh chóng hơn và việc vệ sinh vô cùng đơn giản.
Màng sơn có độ hoàn thiện tuyệt hảo
Sơn sẽ đạt hiệu ứng bóng đẹp tối đa nếu các bước thi công được thực hiện tốt. Tăng tính thẩm mỹ và độ bề cho công trình cấu kiện kim loại.
Với tất cả những ưu điểm được kể trên, cũng không thể tránh khỏi những nhược điểm khó khắc phục. Đó là cách bảo quản sơn trong quá trình thi công và cả sau khi sử dụng. Bởi sản phẩm gốc nước thường sẽ khó giữ được chất lượng như ban đầu. Nếu đã mở nắp thùng sơn mà không sử dụng hết thì chất lượng sơn sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, trong quá trình thi công sơn chống cháy có gốc thành phần là nước. Để đảm bảo lớp sơn đạt độ khô tiêu chuẩn, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Độ ẩm không khí cao cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng thi công. Chính vì vậy, bạn cần lựa chọn thời điểm thích hợp để thi công dòng sơn chống cháy này.
>> Có thể bạn quan tâm: Lưu ý khi chọn sơn chống cháy để đạt chất lượng hiệu quả
Các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực sơn chống cháy khuyến khích sử dụng sơn gốc nước. Bởi dòng sơn này có thành phần an toàn, lành tính hơn trong quá trình sử dụng. Với nhiều ưu điểm vượt trội mà chúng tôi đã phân tích trong nội dung trên về sơn gốc nước. Có thể đánh giá, đây là dòng sơn chống cháy có hiệu quả bảo vệ công trình tối ưu. Và có thể ứng dụng lâu dài cho mọi không gian nội thất và ngoại thất.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sơn nổi tiếng. Nếu bạn đang tìm một hãng sơn cung cấp sản phẩm sơn chống cháy với gốc thành phần từ nước. Thì có thể tham khảo 3 gợi ý sau đây của chúng tôi.
Đó là tất tần tật thông tin về dòng sơn chống cháy gốc nước mà bạn cần nắm được. Để từ đó áp dụng vào quá trình chọn và tìm mua sản phẩm chống cháy phù hợp nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống cháy gốc dầu có những ưu nhược điểm gì?
Tags: