Sơn chống thấm gốc dầu là gì ? Nên dùng loại nào tốt ?

Sơn chống thấm gốc dầu là gì?

Sơn chống thấm gốc dầu hay được gọi với cái tên phổ biến như sơn dầu chống thấm. Sản phẩm sơn là hỗn hợp bao gồm các thành phần như keo Acrylic tổng hợp, Pliolite và một số thành phần, phụ gia khác.

Sơn dầu chống thấm sau khi thi công lên bề mặt tạo nên lớp chống thấm bền bỉ. Lớp sơn giúp đẩy lùi hơi ẩm hiệu quả, ngăn ngừa không cho nước thấm vào bề mặt thi công. Nhờ tính kháng nước và chống ăn mòn, va đập hiệu quả.  Bên cạnh đó, sơn được sử dụng như lớp sơn lót chống kiềm với gốc dung môi. Nó có đặc tính thẩm thấu cao và độ bám dính tuyệt vời. Sơn chống thấm gốc dầu được các gia chủ, thầu thợ sử dụng với các hạng mục chống thấm ngoài trời như sân thượng, ban công,…

Sơn chống thấm gốc dầu
Sơn chống thấm gốc dầu là gì?

Ưu nhược điểm của sơn chống thấm gốc dầu

Ưu điểm

Một số ưu điểm vượt trội của sơn chống thấm gốc dầu có thể kể đến như:

  • Màng sơn cứng, chống trầy xước, dễ lau chùi, chống bám bẩn cho công trình của bạn.
  • Độ bám dính tuyệt vời, chống rêu và nấm mốc hiệu quả, đàn hồi tuyệt vời.
  • Đặc biệt hiệu quả trong việc chống ố vàng ở các góc trần và tường.
  • Sơn chống thấm gốc dầu được biết đến như một lớp “áo giáp” bảo vệ cho ngôi nhà. Giúp ngăn chặn các hiện tượng rò rỉ, nấm mốc, kiềm hóa bề mặt, đặc biệt là trên các công trình ngoài trời.
  • Khả năng lấp đầy các vết nứt, ngăn chặn tối đa sự thấm ẩm đối với sàn và tường.
  • Sơn có độ bóng cao, làm tăng khả năng chống bám bẩn và giúp cho gia chủ, thầu, thợ tối ưu khả năng chùi rửa, loại bỏ vết bẩn một cách dễ dàng.
  • Hệ thống màu sơn phong phú, đa dạng. Có thể sử dụng sơn cho nhiều mục đích khác nhau như bảo vệ, trang trí bề mặt.
Những ưu điểm của sơn gốc dầu
Những ưu điểm của sơn gốc dầu

Nhược điểm

Một số nhược điểm của sơn gốc dầu:

  • Sơn có mùi dầu nồng tạo ra cảm giác khó chịu. Quá trình thi công và mới thi công xong cần có biện pháp bảo hộ, hạn chế hít phải khí độc từ mùi sơn.
  • Màng sơn có độ bóng cao, khi nhìn dưới ánh sáng mặt trời sẽ bị chói lóa. Không nên thi công trong không gian nội thất.
  • Tuổi thọ của sơn gốc dầu không cao, màng sơn dễ bị bong tróc do tách lớp.
Nhược điểm sơn chống thấm gốc dầu
Nhược điểm sơn chống thấm gốc dầu

>> Xem thêm: Tiêu chí đánh giá chất lượng sơn chống thấm cực chuẩn

TOP sơn chống thấm gốc dầu đáng mua nhất

Sơn dầu SPEC chống thấm

Sơn Spec chống thấm gốc dầu là dòng sơn được sử dụng nhiều nhất cho các công trình có tường nhà liền kề không thể tô trát. Sơn được sử dụng phổ biến cho việc chống ẩm trần nhà. Bên cạnh đó, sơn có khả năng kháng kiềm, chống nấm mốc hiệu quả cho bề mặt sàn và công trình ngoài trời.

Sơn gốc dầu chống thấm Spec
Sơn gốc dầu chống thấm Spec

Sơn Toa chống thấm gốc dầu

Chống thấm đa năng đến từ hãng TOA là sơn chống thấm gốc nhựa styrene acrylic. Áp dụng công nghệ chống thấm nước thông minh ngăn nước từ bên ngoài xâm nhập từ Đức. Đồng thời, hơi ẩm bên trong tường có thể thoát ra qua các khe hở giữa các bộ phận, chống thấm hiệu quả bề mặt xi măng và kết cấu bê tông, đồng thời tăng độ bền tối đa cho chúng.

Sơn chống thấm TOA khác biệt với các loại sơn chống thấm truyền thống và có những đặc tính ưu việt. Có thể sử dụng trong nhà và ngoài trời. Chống kiềm và nấm mốc. Màng sơn giúp hơi ẩm thoát ra dễ dàng.

Sơn chống thấm TOA gốc dầu
Sơn chống thấm TOA gốc dầu

Sơn chống thấm gốc dầu MyKolor

Sơn chống thấm gốc dầu Mykolor là một trong những dòng sơn dầu chống thấm phổ biến nhất hiện nay. Với công nghệ tiên tiến, hiện đại, sơn chuyên sử dụng cho các bề mặt tường nhà sát vách. Sơn cũng được sử dụng nhằm chống ẩm hiệu quả cho trần nhà và chân tường. Với ưu điểm khả năng kháng kiềm vượt trội, bám dính tốt, chống lại các vết ố vàng và chống rêu mốc hiệu quả. Đây là dòng sơn được các nhà thầu tin tưởng chọn mặt gửi vàng.

sơn chống thấm Mykolor gốc dầu
sơn chống thấm Mykolor gốc dầu

Hướng dẫn sử dụng sơn chống thấm gốc dầu

Sơn chống thấm gốc dầu thích hợp sử dụng trên tường đứng, vách ngăn, sàn nhà vệ sinh, sàn nhà kho, khu vực phơi đồ, sân hiên, tường trần tầng hầm và nhiều bề mặt khác.

Các bước thi công sơn gốc dầu hiệu quả
Các bước thi công sơn gốc dầu hiệu quả

Dưới đây là các bước cơ bản hướng dẫn thi công sử dụng sơn chống thấm dầu đúng kỹ thuật, hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Chuẩn bị một bề mặt khô ráo, sạch sẽ, không dính dầu mỡ, cặn vôi và các lớp sơn cũ.
  • Đối với những bức tường mới, kết cấu xi măng phải được ổn định trước khi tiến hành chống thấm.
  • Nếu tường có bề mặt không bằng phẳng thì cần sử dụng chất chống thấm trộn với xi măng hoặc vữa để trám kín các vết nứt một cách hiệu quả.
  • Nếu không sử dụng tấm thảm thì phải làm sạch bằng đá mài và chất chống thấm bôi lên bề mặt tường thẳng đứng. Khi sơn, hãy đảm bảo nhiệt độ môi trường không quá cao và độ ẩm dưới 80%.

Bước 2: Thi công lớp sơn chống thấm dầu

  • Sơn bằng các công cụ như cọ, con lăn và cọ khí.
  • Đợi sau khi lớp bả tường đã khô hoàn toàn. Tiếp tục thi công sơn chống thấm lên bề mặt tường nhà.
  • Thi công lớp sơn mỏng, đều tay. Sơn tối thiểu từ 2-3 lớp sơn chống thấm dầu. Không nên sơn quá dày hoặc quá mỏng có thể khiến sơn dễ bị bong tróc, chảy sơn.

Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu

Sau khi thi công, để cho lớp sơn bề mặt được khô ráo ổn định. Tốt nhất nên để cho lớp sơn khô cứng hoàn toàn ít nhất từ 18-24 tiếng rồi mới đưa vào sử dụng.

Bài viết trên đây của hãng sơn jymec chia sẻ cho bạn chi tiết về sơn chống thấm gốc dầu và loại sơn đáng mua nhất hiện nay. Chúc các bạn tham khảo và tìm được sản phẩm phù hợp tốt nhất cho công trình thi công của mình.

Tags: