asdfasfasf
13-06-2024
Để khai thác tối ưu kiến trúc của ngôi nhà hầu hết chúng ta đều tận dụng sân thượng để trồng rau, trồng cây cảnh, phơi đồ…hoặc đơn giản là kê cái bàn với chiếc ghế để vào mỗi tối trăng thanh gió mát ta ngồi hóng gió, thưởng trà tận hưởng cảm giác bình yên giữa bộn bề loa toan của cuộc sống. Mà sân thượng thường ở tầng trên cùng lại ở ngoài trời nên thường xuyên tiếp xúc với mưa, nắng nên dễ bị ứ đọng, thấm dột…Do vậy để tận dụng khoảng không gian này thì cần phải sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu. Cùng chúng tôi tìm hiểu về sản phẩm sơn chống thấm sân thượng qua bài viết này nhé!
Bề mặt sân thượng là nơi thường xuyên tiếp xúc với nắng mưa nên tình trạng thấm dột rất dễ xảy ra
Do ảnh hưởng của thời tiết ở Việt Nam là kiểu thời tiết nhiệt đới gió mùa nắng thì nắng to, mưa thì mưa nhiều làm cho sân thượng bị co giãn cũng gây nên hiện tượng bị thấm dột.
Do hệ thống thoát nước mưa bị tắc nghẽn vì không kiểm tra thường xuyên. Hoặc do sân thượng không có nơi thoát nước, hoặc chỗ thoát nước quá nhỏ nước không kịp thoát hết tồn đọng quá lâu cũng gây ra nước bị ứ đọng.
Chất lượng công trình bị chủ thi công cắt xén vật tư, hoặc thi công công trình không đúng quy trình chất lượng dẫn tới việc sau khi sử dụng sân thượng bị nứt rãnh gặp trời mưa sẽ gây ứ đọng.
Không được chống thấm ngay từ khi xây dựng hoặc chống thấm không triệt để, đúng cách ngay từ bạn đầu.
Sân thượng bị ứ đọng nước sẽ gây ra những hậu quả sau đây:
– Sân thượng bị ứ đọng trên bề mặt sẽ ảnh hưởng tới bề mặt trần nhà phía dưới gây bong tróc, ố vàng, nấm mốc làm ảnh hưởng tới mỹ quan của ngôi nhà
– Nấm mốc xuất hiện còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
– Gây ảnh hưởng đến đường điện ngầm trong tường, bị thấm nước đễ gây ra chập, cháy nổ.
– Cấu trúc ngôi nhà bị ảnh hưởng, xuống cấp nhanh chóng. Tốn kém trong chi phí sửa chữa.
>> Có thể bạn quan tâm: Sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh có hiệu quả không
Bước 1: Vệ sinh toàn bộ bề mặt sân thượng, loại bỏ hết rêu mốc, cát sỏi, bụi bẩn, trám lại các vết nứt, kẽ hở… để bề mặt sân thượng sạch sẽ, khô ráo
Bước 2: Sơn một lớp sơn lót lên bề mặt sân thượng. sau đó tiến hành phết 2-3 lớp sơn chống thấm lên bề mặt sân thượng, mỗi lớp cách nhau khoảng 6-8 tiếng.
Bước 3: Tiến hành nghiệm thu chống thấm với nước trong vòng 24h, sau đó có thể lát thêm gạch hoặc đá để tăng khả năng chống thấm của mặt sân thượng.
Được nghiên cứu để phù hợp với khí hậu của nước ta nên sơn chống thấm đa năng JYMEC là giải pháp chống thấm sân thượng tối ưu, đem lại kết quả tốt, giữ gìn vẻ đẹp kiến trúc ngôi nhà bạn. vậy những lý do nào để bạn có thể lựa chọn loại sơn chống thấm chất lượng này của chúng tôi:
Thứ nhất: Sơn chống thấm đa năng JYMEC rất đễ sử dụng, có thể sử dụng được trên nhiều bề mặt như trên tường, nhà vệ sinh, sân thượng, bể nước…
Thứ 2: Khả năng chống thấm dột tối ưu, giúp bảo vệ kiến trúc thẩm mĩ ngôi nhà của bạn. Hạn chế nấm mốc làm cho không khí trong lành bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.
Thứ 3: Không chứa chì, thủy ngân và các chất độc hại nên an toàn khi thi công và thân thiện với môi trường.
Thứ 4: Thi công dễ dàng, giá cả phải chăng.
Lưu ý khi sử dụng sơn chống thấm sân thượng đa năng JYMEC:
• Sơn chống thấm JYMEC phải được bảo quản ở nhiệt độ 5-40 độ C, tránh ánh nắng mặt trời.
• Không thi công sơn chống thấm đa năng JYMEC trên bề mặt có gốc dầu hoặc bề mặt đã được làm láng
• Hạn chế thi công khi trời mưa, nồm ẩm hoặc nhiệt độ dưới 10 độ
• Đối với bề mặt có các vết nứt nhỏ, quét 3 lớp sơn chống thấm, còn vết nứt lớn thì đục rỗng hình chữ V và trét lại hỗn hợp theo tỉ lệ: 3 cát + 1 xi măng –+3 sơn chống thấm trước khi bắt đầu thi công.
• Khi thi công phải sử dụng đồ bảo hộ, tránh để sơn tiếp xúc vào da.
>> Xem thêm: Sơn chống thấm pha xi măng
Tags: