asdfasfasf
13-06-2024
Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều công trình đã thi công sơn chống thấm nhưng nhà vệ sinh vẫn bị thấm. Vậy nguyên nhân xảy ra sự cố này là gì?
Có rất nhiều nguyên khiến cho không gian nhà vệ sinh nhà bạn bị thấm dột dù đã sơn chống thấm. Tuy nhiên, “căn bệnh” này nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do vật liệu thi công kém chất lượng.
Một số gia chủ, thầu, thợ hiện nay thường tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng sơn chống thấm giá rẻ. Nếu không chọn mua đúng dòng sơn phù hợp với điều kiện, tính chất công trình thì độ bền của lớp chống thấm sẽ rất kém.
Thông thường sơn chống thấm có độ bền trong khoảng từ 3-5 năm tùy chất lượng, điều kiện thời tiết. Sau khoảng thời gian 4-5 năm, bạn cần phải tiến hành sơn chống thấm lại. Điều này, giúp bảo vệ ngôi nhà của mình một cách tốt nhất.
>> Xem thêm: Sơn chống thấm WC JYMEC – Lựa chọn tin dùng của mọi nhà
Việc chuẩn bị, xử lý bề mặt trước khi thi công là điều quan trọng . Bề mặt cần được xử lý đúng cách, sạch sẽ. Nếu bỏ quan công đoạn chuẩn bị bề mặt, nó sẽ khiến cho sơn chống thấm nhà vệ sinh không bám dính hiệu. Sơn không phát huy tốt nhất công dụng chống thấm. Chính vì vậy, mặc dù đã thi công sơn chống thấm từ đầu. Xong, màng sơn lại không đem lại hiệu quả bảo vệ khiến cho nhà vệ sinh nhanh chóng bị thấm dột.
>> Có thể bạn quan tâm: 5 Cách kéo dài tuổi thọ sơn chống thấm nhà vệ sinh
Thi công sơn sai kỹ thuật là một trong những nguyên nhân là giảm hiệu quả chống thấm. Một số người hay cho rằng chỉ cần sử dụng sơn chống thấm cao cấp là có thể bảo vệ nhà vệ sinh hiệu quả. Tuy nhiên, cách thi công sơn chống thấm đóng vai trò rất quan trọng.
Nếu không tuân thủ đúng các quy trình, kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả chống thấm không coa. Lớp sơn quá dày hoặc quá mỏng, không đạt được độ khô tiêu chuẩn làm cho tính chất chống thấm bị suy yếu. Khiến cho sơn không bảo vệ tối đa bề mặt nhà vệ sinh.
>> Xem thêm: Nên sơn chống thấm toàn bộ hay một phần cho nhà vệ sinh?
Thời tiết có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình thi công sơn chống thấm. Nếu bạn thực hiện công việc trong điều kiện thời tiết không đảm bảo như mưa hoặc lạnh, sơn có thể không kết hợp hoặc khô đúng cách. Điều này có thể dẫn đến sự thấm dột sau này.
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng trong việc chống thấm. Trong điều kiện thời tiết quá lạnh, sơn chống thấm có thể đông lại quá nhanh. Không có thời gian để thẩm thấu vào bề mặt và tạo lớp chống thấm đủ dày. Ngược lại, trong thời tiết quá nóng, sơn có thể khô quá nhanh, làm giảm khả năng nó tạo ra một lớp bề mặt bền và chống thấm.
Gió mạnh cũng có thể làm cho sơn phun ra khỏi bề mặt thi công. Làm mất đi một phần chất lỏng chống thấm và làm cho lớp sơn không đồng đều trên bề mặt.
Nhớ rằng việc chọn thời điểm và điều kiện thời tiết đúng cách. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hiệu quả của lớp sơn chống thấm cho nhà vệ sinh của bạn.
Nguyên nhân cuối cùng khiến nhà vệ sinh mặc dù đã sơn chống thấm nhưng vẫn bị thấm dột đó là do kết cấu bê tông không đầm kỹ. Nguyên nhân này bắt nguồn từ công đoạn thi công, do kết cấu nhà vệ sinh và thiết kế thi công của thợ thầu.
Nếu bê tông không được trộn hoặc đúng cách lúc mới thi công, nó có thể có những vết yếu và không đồng nhất trong cấu trúc tinh thể. Điều này có thể tạo ra các khe hở nhỏ trong bề mặt bê tông, nơi nước có thể xâm nhập. Lâu dần, nước có thể tấn công và gây suy yếu, hư hỏng lớp màng sơn chống thấm.
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được tại sao “Sơn chống thấm từ đầu những nhà vệ sinh vẫn bị thấm dột”. Công ty cổ phần sơn JYMEC Việt Nam mong quý khách tìm ra biện pháp khắc phục tốt nhất, bảo vệ tối ưu không gian sống của mình.
Tags: