Sử dụng sơn Epoxy chống thấm bể nước sinh hoạt hiệu quả

Chống thấm là hạng mục thi công vô cùng quan trọng với hầu hết các bộ phận của công trình. Đặc biệt là đối với những khu vực thường xuyên phải tiếp xúc, chứa đựng nước như bể bơi, bể nước thải hay bể nước sinh hoạt,… thì quy trình chống thấm còn cần thi công một cách kỹ lưỡng hơn để đảm bảo ngăn ngừa hiệu quả nhất tình trạng thấm dột. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về sơn epoxy chống thấm bể nước sinh hoạt – giải pháp an toàn cho cả gia đình.

1. Khái niệm về sơn Epoxy chống thấm

Sơn epoxy chống thấm là dòng sơn gồm 2 thành phần thuộc hệ sơn epoxy được cấu tạo chính từ hỗn hợp nhựa Polyurethane Resin. Thành phần này cũng là yếu tố chính tạo ra khả năng chống trơn trượt và độ liên kết, bám dính hoàn hảo trên nhiều bề mặt khác nhau, trong đó có cả bể nước sinh hoạt. Cấu tạo sơn gồm 2 thành phần chính:

  • Thành phần A (hỗn hợp nhựa epoxy chất lượng cao) là thành phần chính, cũng là phần quan trọng nhất trong sơn. Được kết hợp với một số thành phần khác (bột màu, chất kết dính,…) để tạo ra một hỗn hợp mịn nhất định. Mục đích chính nhằm giúp sơn epoxy chống thấm bể nước sinh hoạt được trang bị thêm tính năng bảo vệ tối ưu.
  • Thành phần B (chất đóng rắn) phối hợp với thành phần B, giúp tạo ra màng sơn chống trượt cứng rắn cho sơn epoxy. Khi trộn chung cả 2 thành phần này, sơn epoxy sẽ diễn ra hiện tượng hóa học hoàn toàn, giúp các phân tử liên kết với nhau. Từ đó tạo ra một lớp sơn chống thấm hoàn hảo hơn cho bề mặt thi công.

sơn epoxy chống thấm bể nước

2. Ưu điểm của sơn epoxy chống thấm bể nước sinh hoạt

Để đưa ra lựa chọn cho sản phẩm sơn epoxy chống thấm bể nước sinh hoạt phù hợp nhất, bạn cần hiểu rõ các đặc tính và công dụng của chúng. Chính vì vậy, trước khi thi công sơn, bạn cần nắm rõ những đặc tính vượt trội của sơn Epoxy chống thấm như:

  • Độ đàn hồi cao, có khả năng chống co dãn, tránh tình trạng nứt bề mặt sơn.
  • Chống thấm, chống ẩm mốc tối ưu cho bể nước
  • Chống trơn trượt tuyệt đối trên bề mặt
  • Bám dính tốt trên nhiều loại chất liệu bề mặt thi công như: bê tông, gỗ thép, gạch, kính,… áp dụng được với cả bể nước sinh hoạt
  • Sơn bền màu theo năm tháng, hạn chế được sự khắc nghiệt từ khí hậu
  • Chịu được áp suất thủy tĩnh lớn trong nước
  • An toàn với sức khỏe của người sử dụng

sử dụng sơn epoxy chống thấm bể nước

3. Quy trình thi công sơn epoxy chống thấm bể nước sinh hoạt

Bước 1: Xử lý và làm sạch bề mặt

Bề mặt thi công trước tiên cần được xử lý tốt và sạch sẽ thì thi công mới đạt hiệu quả cao. Bạn cần chú ý làm sạch các lớp gỉ sét, bụi bẩn, tạp chất,… để có thể tăng độ bám dính của sơn lên mặt sàn trong quá trình thi công sơn Epoxy chống thấm cho bể nước.

Bước 2: Xử lý những vết lồi lõm

Ở bước này, bạn có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng để chà nhám bề mặt thi công của bể nước, sau đó dùng máy hút bụi công nghiệp để làm sạch lại bể.

Bước 3: Chống thấm

Trước khi thi công sơn epoxy cho bể, bạn cần thực hiện 2 lớp chống thấm là: keo Epoxy, chất chống thấm Epoxy. Các lớp này cần được thi công cách nhau ít nhất 6 giờ để hiệu quả thi công tối đa.

Bước 4: Thi công lớp sơn lót

Đây là một bước rất cần thiết bởi chúng giúp tăng cường độ bám dính thêm cho lớp sơn Epoxy. Lưu ý, trước khi sơn lót, bạn cần đợi lớp chống thấm khô trong 24h rồi mới sơn lót.

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ epoxy

Lớp sơn này nên được chuẩn bị thật kĩ vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của toàn bộ quy trình thi công.

Bước 6: Thi công lớp sơn phủ thứ 2

Đây là công đoạn cuối cùng và rất quan trọng để hoàn thiện quy trình sơn Epoxy chuẩn. Sau khi tiến hành sơn lớp phủ đầu, bạn hãy đợi lớp sơn đầu khô hoàn toàn rồi mới tiến hành lớp sơn cuối. Cuối cùng, chỉ cần kiểm tra lại là có thể nghiệm thu công trình.

quy trình dùng sơn epoxy chống thấm bể nước

Trên đây là toàn bộ những thông tin về sơn epoxy chống thấm bể nước sinh hoạt. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn được những kiến thức mới mẻ và bổ ích về lĩnh vực này.

Xem thêm: Sơn epoxy sàn nhà: Giải pháp tuyệt vời cho sàn công nghiệp

Tags: