Sơn lót chống rỉ cho sắt thép có cần thiết không?

Sơn lót chống rỉ cho sắt thép là loại sơn sắt thép được sử dụng khổ biến hiện nay. Trong quá trình thi công, người ta thường thi công sử dụng lớp sơn lót chống rỉ giúp tăng hiệu quả bảo vệ bề mặt. Tuy nhiên, nhiều gia chủ thắc mắc có cần thiết sơn lớp lót này hay không? Có nên sơn lót hay sơn phủ kim loại trực tiếp. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

1. Sơn lót chống rỉ cho sắt là gì?

Về bản chất, sơn lót là lớp sơn được sử dụng thi công đóng vai trò như lớp liên kết trung gian. Nó giúp cho lớp sơn phủ kim loại và bề mặt vật liệu có thể bám dính tốt hơn. Thành phần chính của lớp lót chống rỉ thường là gốc alkyd hoặc epoxy. Thành phần này phù hợp với các bề mặt sắt thép, kim loại mạ kẽm và truyền thống.

Nhờ vào lớp lót chống rỉ, bề mặt vật liệu được bảo vệ tuyệt đối, không dễ bị ăn mòn. Sơn cũng giúp cho bề mặt thi công luôn bền đẹp, sáng bóng. Sơn được biết đến với sự ưa chuộng sử dụng trong công nghiệp,dân dụng như: chế tạo máy móc, đường ray, cửa sắt…

Lớp lót chống rỉ cho bề mặt sắt thép
Lớp lót chống rỉ cho bề mặt sắt thép

>> Xem thêm: Top 5 sơn chống rỉ cho sắt thép bền, tốt nhất hiện nay

2. Tầm quan trọng của lớp lót chống rỉ

Thực tế, một số công trình vì muốn tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian thi công đã bỏ qua bước sơn lót khi thi công sơn sắt thép. Điều này thậm chí không chỉ không đem lại lợi ích cho công trình mà còn khiến công trình giảm chất lượng đáng kể. Chất lượng sơn phủ giảm đi đáng kể, không có khả năng bảo vệ tối ưu ngôi nhà khiến chi phí bảo dưỡng trở nên tốn kém hơn. Cụ thể, việc không sử dụng sơn lót chống rỉ cho kim loại có thể gây ra một số vấn đề hư hại. Chính vì vậy, nó đóng vai trò quan trọng cần thiết trong các công trình thi công xây dựng lớn nhỏ

2.1 Bảo vệ bề mặt sắt thép chống hoen rỉ

Thông thường, các lớp sơn phủ hoàn thiện bề mặt không có hoặc ít có khả năng chống hoen rỉ. Nếu không thi công lớp  lót chống rỉ tạo liên kết bảo vệ, lớp sơn phủ có thể dễ dàng bị oxy hoá, bong tróc. Chúng sẽ nhanh chóng bị hoen rỉ và gây hư hại cho bề mặt vật liệu.

Chống rỉ chính là chức năng vô cùng quan trọng, nó giúp gia tăng tuổi thọ cho sắt thép kim loại. Sử dụng sơn lót giúp che phủ tốt, ngăn ngừa ăn mòn kim loại từ bên trong. Sơn lót giúp bảo vệ vật liệu khỏi các tác động gây hoen rỉ từ môi trường như: nắng, mưa, độ ẩm và sự thay đổi bất thường của thời tiết.

thi công sơn lót giúp bảo vệ hoen rỉ hiệu quả
Thi công sơn lót giúp bảo vệ hoen rỉ hiệu quả

2.2 Bảo vệ, tăng tính thẩm mỹ cho kim loại

Lớp sơn lót đóng vai trò như lớp liên kết bề mặt và lớp sơn phủ bám dính tốt hơn. Độ bám dính của sơn phủ tăng khi sử dụng thêm các lớp sơn lót phù hợp. Nếu không sử dụng sơn lót cho sắt thép, vật liệu sẽ bị tác động và dẫn đến bong tróc theo thời gian.

Vì vậy, ngay từ khi thi công những vật liệu sắt thép kim loại như: song cửa sắt, cổng sắt, tường rào, tủ, bàn ghế..Gia chủ nên chú ý sơn lớp sơn lót chống rỉ cho vật liệu để bảo vệ một cách tốt nhất. Đồng thời, giúp duy trì kết cấu bền bỉ và tính thẩm mỹ cao cho vật liệu.

Sử dụng sơn lót mang lại khả năng bảo vệ tốt nhất
Sử dụng sơn lót mang lại khả năng bảo vệ tốt nhất

2.3 Tiết kiệm chi phí

Việc không sử dụng sơn lót đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải thi công nhiều hơn các lớp sơn phủ tiêu chuẩn. Điều này vừa tốn công sức và tốn kém chi phí, bên cạnh đó, hiệu quả thi công lại không đạt chất lượng. Chưa kể đến, vật liệu sắt thép chịu tác động lớn trong môi trường sẽ dễ dàng bị hư hại, xuống cấp. Bạn sẽ phải  thay thế vật liệu hoặc sơn lại nhằm bảo vệ bề mặt sắt thép.

Chính vì vậy, sử dụng lớp lót chống rỉ chính là lựa chọn tối ưu nhất giúp bảo vệ tính thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất. Bạn se không cần phải mất thêm chi phí sửa chữa, tân trang. Thậm chí, lớp sơn lót còn giúp bạn không cần phải mua mới khi vật dụng bị hỏng hóc do các tác động tự nhiên.

Sử dụng sơn lót giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa
Sử dụng sơn lót giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa
>> Xem thêm: Sơn kim loại có ảnh hưởng đến và sức khỏe không?

3. Cách sử dụng sơn lót chống rỉ hiệu quả

3.1 Chuẩn bị, vệ sinh bề mặt vật liệu

Trước khi thi công lớp lót chống hoen rỉ cho kim loại, bạn cần vệ sinh, xử lý tốt bề mặt vật liệu. Bề mặt sắt thép kim loại cần được loại bỏ hoàn toàn phần đất, cát, dầu mỡ và các tạp chất dư thừa. Chúng có thể làm giảm độ bám dính và chất lượng tuổi thọ của sơn nên gia chủ nên đặc biệt chú ý.

Đối với bề mặt sắt thép cũ: Tiến hành vệ sinh bề mặt sắt thép cũ đã sơn bằng giấy nhám, bàn chải sắt hoặc sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Sau khi loại bỏ lớp sơn cũ, chờ cho bề mặt khô. Tuyệt đối không nên thi công sơn khi bề mặt vẫn còn ẩm ướt Đối với về mặt sắt thép mới: Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn và dầu mỡ trên bề mặt. Tạo chân nhám cho sơn bám dính tốt hơn.

Cần chuẩn bị thật kỹ trước khi thi công sơn
Cần chuẩn bị thật kỹ trước khi thi công sơn

3.2 Pha sơn lót chống rỉ

Tiến hành pha sơn lót bằng dung môi pha sơn hoặc xăng. Nên pha theo tỉ lệ tiêu chuẩn từ 5-10% cho một lít sơn lót chống rỉ. Nếu thi công sơn với con lăn rulo, chỉ nên pha sơn theo tỉ lệ 5%.

Lưu ý chỉ nên sử dụng các loại dung môi pha sơn chuyên dụng theo chỉ định của nhà sản xuất. Không sử dụng các loại dung môi không rõ nguồn gốc.

Khuấy đều sơn trước khi thi công giúp màng sơn đều, không bị đọng sơn.

3.3 Thi công sơn lớp lót chống rỉ cho sắt thép

Điều kiện thi công:

  • Điều kiện thi công lý tưởng khoảng từ 28-35 độ C.
  • Không nên thi công khi thời tiết đang mưa, gió lớn.
  • Tiến hành thi công tối thiểu từ 1-2 lớp sơn lót cho bề mặt sắt thép. Mỗi lớp sơn trung bình sẽ khô trong khoảng 6h đồng hồ. Sau khi lớp sơn trước đã khô hoàn toàn, bạn có thể thi công tiếp các lớp sơn tiếp theo.
  • Tuỳ vào điều kiện thi công và vật liệu sơn, thời gian khô của sơn có thể thay đổi nhanh hơn hoặc lâu hơn. Bạn có thể kiểm tra độ khô bằng cách dùng tay chạm nhẹ vào một phần bề mặt đã sơn.
Quy trình thi công sơn lót chống rỉ
Thi công sơn lớp lót chống rỉ cho sắt thép

3.4 Cách bảo quản sơn lót chống rỉ

Hướng dẫn bảo quản sơn lót:

  • Bảo quản sơn lót ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Sơn đã được pha trộn với dung môi thường không bảo quản được lâu. Chính vì vậy nên pha lượng  sơn vừa phải, đủ dùng, tránh lãng phí.
  • Nếu sơn còn thừa không sử dụng hết, hãy bọc lớp nilon kín lên miệng sơn sau đó đậy chặt.
  • Lưu ý nên sử dụng hết phần sơn du trong thời gian ngắn bởi sơn để lâu sẽ mất đi tính năng như ban đầu.
Bảo quản sơn lót như thế nào?
Bảo quản sơn lót như thế nào?

4. Các loại sơn lót chống rỉ phổ biến, ưa chuộng nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sơn lót chống hoen rỉ. Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao, các dòng sơn cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Sơn được bày bán rộng rãi tại rất nhiều cửa hàng, đại lý. Để mua được loại sơn uy tín, chất lượng nhất là điều không hề dễ. Dưới đây là hai loại sơn lót thường gặp nhất và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

 
Sơn lót chống rỉ gốc Alkyd Sơn lót Epoxy chống rỉ
Thành phần
  • Sơn Alkyd gốc dầu một thành phần
Sơn Epoxy hai thành phần gồm nhựa Epoxy và chất đóng rắn
Tính chất
  • Màng sơn cứng, bám dính chắc chắn
  • Khả năng chống rỉ tốt, chống tia UV
  • Bảo vệ bề mặt tối ưu khỏi các tác động gây hại từ môi trường
– Độ cứng cao, bám dính tốt – Màng sơn bóng đẹp – Khả năng chống rỉ, chịu nhiệt và chống mài mòn.  
Đặc điểm – Thi công nhanh chóng, dễ dàng – Giá thành hợp lý – Màu sắc sơn đa dạng, tính thẩm mỹ cao – Sơn có tuổi thọ cao, ổn định với thời gian – Đòi hỏi thợ thi công lành nghề có kinh nghiệm cao – Giá thành cao – Độ bền cao, bảo vệ tốt  
Ứng dụng Sơn được ứng dụng phổ biến với mọi kết cấu sắt thép kim loại trong các điều kiện cả trong nhà và ngoài trời. Ứng dụng phổ biến với những bề mặt thường xuyên chịu tác động bởi thời tiết.  

Bài viết trên đây chúng tôi đề cập đến tầm quan trọng và cần thiết của sơn lót chống rỉ cho sắt thép. Hy vọng  những thông tin, kiến thức mà chúng tôi chia sẻ se giúp ích cho bạn, giúp bạn hơn và lựa chọn loại sơn tốt nhất cho công trình của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích khác về sơn nhé!

Tags: