asdfasfasf
13-06-2024
Sơn sắt gốc PU và Epoxy là hai loại sơn chống rỉ phổ biến hiện nay. Chúng đều có công dụng bảo vệ bề mặt kết cấu kim loại như sắt, thép,… Vậy hai dòng sản phẩm này có gì khác nhau? Nên chọn loại sơn nào để đem lại hiệu quả tối ưu? Hãy cùng so sánh sơn sắt gốc PU và Epoxy thông qua nội dung phân tích của bài viết này.
Giữa hai loại sơn sắt PU và Epoxy có những điểm gì khác nhau? Chúng sở hữu những ưu điểm riêng như thế nào? Hãy cùng tham khảo bảng phân tích dưới đây.
Tiêu chí so sánh | Sơn sắt gốc Polyurethane | Sơn sắt Epoxy |
Thành phần |
|
|
Ưu điểm |
|
|
Quy trình thi công | Thực hiện các bước chuẩn bị bề mặt: làm sạch, loại bỏ hết bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất và lớp sơn cũ còn sót trên bề mặt. Dùng dụng cụ quét lớp sơn lót PU phủ đều bề mặt. Kết hợp thi công cùng các lớp sơn khác để đạt hiệu quả tối ưu. | Tiến hành các bước làm sạch tương tự như quy trình thi công sơn PU. Xử lý kết cấu bề mặt: làm phẳng, mịn và lấp những kẽ hở bề mặt. Nhiệt độ bề mặt và môi trường thi công phải đảm bảo đúng mức quy định. |
Mức giá | Cao hơn giá sơn gốc Epoxy | Hợp lý hơn (~100.000-160.000đ/thùng 1 kg) |
Sơn sắt gốc PU là sản phẩm sơn chuyên dụng cho bề mặt kim loại, với thành phần chính cấu tạo từ gốc Polyurethane. Là dòng sơn hai thành phần gồm chất Polyurethane kết hợp với chất đóng rắn.
Ứng dụng cho các bề mặt có kết cấu sắt thép công nghiệp và nội – ngoại thất. Sơn PU là lớp sơn phủ có công dụng chính là bảo vệ bề mặt kim loại khỏi quá trình oxi hóa. Đồng thời, làm lớp sơn lót ngăn chặn sự ăn mòn kim loại, làm tiền đề cho các lớp sơn kế tiếp.
Sơn thường được sử dụng cho những công trình lớn như tàu, thuyền biển, khu công nghiệp, xưởng sản xuất,…Đảm bảo tính bền vững và yếu tố thẩm mỹ cho công trình.
Sơn sắt gốc Epoxy là sản phẩm sơn hai thành phần bao gồm gốc Epoxy đóng rắn, kết hợp với Polyamide. Đặc tính của dòng sơn này là có độ dẻo dai, bám dính rất tốt, cùng với khả năng chống chịu hóa chất ăn mòn, chịu được nhiệt,…
Sơn sắt gốc Epoxy ứng dụng tốt nhất cho các bề mặt kim loại, làm lớp sơn lót chống rỉ bề mặt trước khi thi công các lớp sơn sau. Mang lại hiệu quả chống han gỉ tối ưu cho bề mặt công trình nhà xưởng, máy móc, tàu thuyền….kết cấu sắt thép.
>> Tìm hiểu thêm: Sơn sắt mạ kẽm 1 thành phần là gì?
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần phân tích đặc tính của bề mặt mà mình cần thi công chống rỉ. Dựa trên từng mục đích sử dụng và điều kiện thi công mà bạn cần cân nhắc lựa chọn dòng sơn thích hợp cho công trình của mình.
Đúc kết kinh nghiệm trong quá trình lựa chọn và sử dụng cả hai loại sơn sắt gốc PU và Epoxy. Thì nhiều người đánh giá, sơn sắt Epoxy là sự lựa chọn vượt trội hơn. Bởi tích hợp nhiều ưu điểm: màng sơn chống rỉ sét tốt hơn, bền vững hơn, khả năng chịu lực ưu việt và giá thành rẻ hơn dòng sơn sắt PU. Ngoài ra, tính thẩm mỹ của sơn Epoxy cao hơn, đáp ứng nhu cầu hoàn thiện tốt công trình.
Chính vì vậy, sơn Epoxy chuyên dụng sắt thép được ưa chuộng sử dụng cho các công trình lớn, cần tối ưu về công năng và chi phí thi công. Là sự lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia và chủ thầu lựa chọn.
Để chọn được loại sơn phù hợp nhất cho công trình của riêng mình, bạn hãy tìm hiểu thêm nhiều thông tin. Cũng như nhờ sự tư vấn từ chuyên gia để đem lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất cho công trình.
Thị trường sơn ngày nay rất đa dạng từ công năng, mẫu mã cho đến thương hiệu. Để mua được sản phẩm sơn chống rỉ có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc gia, bạn cần xét đến các tiêu chí sau:
JYMEC là thương hiệu sơn hội tụ đủ các tiêu chí đề ra ở trên. Các đại lý Sơn JYMEC trải dài trên khắp cả nước giúp bạn dễ dàng mua sơn nhất. JYMEC còn sở hữu rất nhiều dòng sơn đa dạng về tính năng sử dụng và bảng màu phong phú. Đặc biệt, các sản phẩm “Sơn của người Việt” – JYMEC đều có giá thành phân khúc tầm trung, phù hợp với mọi nhu cầu người tiêu dùng.
Qua bài viết so sánh hai loại sơn sắt gốc PU và gốc Epoxy trên đây, mong rằng thắc mắc của bạn đã được giải đáp. Hãy dựa vào nội dung thông tin này, để chọn sản phẩm sơn phù hợp và mua được loại sơn sắt chất lượng nhất nhé!
>> Bài viết cùng chủ đề: Màu sơn cầu thang sắt đẹp, ấn tượng nhất
Tags: