asdfasfasf
13-06-2024
Khu vực nhà vệ sinh là nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước và có độ ẩm rất cao. Việc thi công sơn chống thấm cho hạng mục này là thực sự rất cần thiết với mọi công trình. Sơn chống thấm thường được ứng dụng cho nhà vệ sinh ngay từ khi mới xây. Nhằm đảm bảo cho công tác bảo vệ kết cấu công trình được bền vững, dài lâu. Vậy đối với hạng mục nhà vệ sinh cũ thì sao? Liệu giải pháp sơn chống thấm có thực sự đem lại hiệu quả hay không? Hãy cùng JYMEC tìm hiểu và trả lời câu hỏi này nhé!
Trải qua một thời gian sử dụng nhất định, các bề mặt trong khu vực nhà vệ sinh dần xuống cấp. Nguyên nhân là do phải chịu tác động thường xuyên của lực nước, của con người. Lâu dần khiến kết cấu bê tông, xi măng của sàn và tường bị ngấm ẩm. Không còn giữ được kết cấu vững chắc như ban đầu khi mới xây xong. Đó là lúc gia chủ cần tìm ra giải pháp khắc phục các hiện tượng thấm kịp thời.
Sơn chống thấm luôn được đánh giá là phương pháp tốt nhất để thi công chống thấm nhà vệ sinh cũ. Bởi ứng dụng sơn chống thấm sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng, bền bỉ và tối ưu. Sử dụng sơn chống thấm cho nhà vệ sinh cũ là cách tốt nhất để tăng cường lớp “áo giáp” bảo vệ. Kết hợp với những phương pháp chống thấm sẵn có để nâng cao khả năng ngăn chặn sự thấm, ẩm. Với nhiều ưu điểm vượt trội như thi công dễ dàng, công dụng đa zi năng, giá cả hợp lý,… Thì việc thi công chống thấm cho nhà vệ sinh cũ bằng sơn là vô cùng hiệu quả.
>> Xem thêm: Sơn chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất hiện nay
Chúng tôi sẽ chia quy trình thi công ra thành 3 giai đoạn chính, để bạn dễ hình dung.
Giai đoạn trước khi thi công: Bao gồm việc chuẩn bị vật liệu và vật tư thi công.
Vật liệu cần chuẩn bị là loại sơn chống thấm có công năng phù hợp với vật liệu bề mặt. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị các công cụ thi công cần thiết như cọ sơn, con lăn rulo, giấy nhám,…
Giai đoạn tiến hành thi công sơn chống thấm.
Cần thực hiện bước vệ sinh bề mặt nhà vệ sinh cũ thật kỹ càng và thao tác thi công sơn đạt chuẩn. Bước làm sạch bề mặt vô cùng quan trọng, cần đặc biệt lưu ý so với nhà vệ sinh mới xây. Bởi bề mặt tường hay sàn cũ xuất hiện rất nhiều vấn đề cần xử lý triệt để. Ví dụ như màng sơn bong tróc, có nhiều vết rạn nứt và rêu mốc bám trên bề mặt. Người thợ thi công phải đảm bảo loại bỏ sạch sẽ những hiện tượng này, để sơn chống thấm đạt hiệu quả tối đa.
Sau đó, tiến hành sơn chống thấm có gốc thành phần thích hợp, như mặt sàn nên dùng loại sơn gốc xi măng. Thao tác sơn cẩn thận tại những khu vực quan trọng như cổ ống thoát nước xuyên sàn, lavabo, chân tường,…
Giai đoạn sau khi thi công.
Không được bỏ qua bước nghiệm thu công trình sơn chống thấm. Người thợ sẽ tiến hành ngâm nước toàn bộ hạng mục đã thi công sơn chống thấm và có độ khô tiêu chuẩn. Thời gian ngâm tối thiểu là 48 tiếng để việc đánh giá hiệu quả chống thấm là chính xác nhất.
>> Tìm hiểu thêm: Lợi ích khi sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC
Để duy trì độ bền và hiệu quả lâu dài của việc thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh. Sau đây là một số kinh nghiệm sử dụng sơn chống thấm chuẩn nhất bạn cần quan tâm:
Trên đây là quy trình thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh cũ đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn có thể lưu ngay nội dung bài viết này để áp dụng cho quá trình thi công của mình. Chúc các bạn đạt được hiệu quả chống thấm tối đa và bền vững.
>> Gợi ý hay: Tham khảo ngay mẹo mua sơn chống thấm nhà vệ sinh giá tốt
Tags: