asdfasfasf
13-06-2024
Xã hội ngày càng phát triển, kèm theo là sự chật hẹp về không gian sống. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, để đảm bảo được không gian sống trong lành, thoáng đãng. Tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên của bầu trời, lại tạo được điểm nhấn cho ngôi nhà hầu hết những thiết kế nhà ở hiện nay đều có giếng trời. Hãy cùng tham khảo một số mẫu thiết kế giếng trời cho nhà ống đẹp dưới đây nhé!
Giếng trời là một khoảng không gian mở đi theo phương thẳng đứng từ phần mái nhà xuống thẳng tầng trệt của ngôi nhà. Đây là một thiết kế không bắt buộc phải có trong ngôi nhà. Tuy nhiên, ngày nay xã hội ngày càng phát triển, bầu không khí trở nên ngột ngạt hơn thì thiết kế giếng trời trong nhà đang là một trong những xu thế thịnh hành hiện tại. Cấu tạo của giếng trời gồm 3 phần là: Đáy giếng: Là phần dưới cùng, nó thường nằm ở phòng bếp hoặc phòng khách. Thông thường người ta hay bố trí tiểu cảnh hoặc trồng cây xanh ở phần đáy giếng. Thân giếng: Là phân đi từ đáy lên đỉnh có chắc năng giúp các tầng được thông thoáng và đưa ánh sáng vào cho các tầng nhà. Đỉnh giếng: Là phần trên cùng, cao nhất có chức năng thông gió và chiếu sáng, thông thường nó phải được lắp hệ khung mái che bằng kính di động, có thể đóng mở linh hoạt.
• Giúp ngôi nhà lấy được ánh sáng tự nhiên, với nhà phố nhỏ hẹp, nằm trong ngõ thì thường xuyên bí bách, thiếu ánh sáng thì thiết kế giếng trời sẽ đưa ánh sáng tự nhiên vào những ngôi nhà này giúp chúng trở nên có sức sống hơn tránh ẩm thấp, bí bách. • Giúp lưu thông không khí, giúp giảm bớt sự ngột ngạt, tạo không gian thoáng đãng, thoải mái hơn. • Giếng trời làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Bạn có thể bố trí tiểu cảnh hoặc trồng hoa, cây xanh dưới đáy giếng. • Giảm điện năng tiêu thụ do lấy được ánh sáng từ bên ngoài vào. • Về mặt phong thủy thì giếng trời sẽ thu hút được linh khí của đất trời. Nó mang lại nguồn năng lượng tốt cho cả nhà.
• Giếng trời làm khuếch tán âm thanh: Mọi âm thanh trong nhà đều bị vang vọng, ngồi tầng dưới nói chuyện thì tầng trên có thể nghe thấy làm mất đi sự riêng tư. • Dễ bị kẻ xấu xâm nhập khi quên đóng cửa đỉnh giếng. • Làm giảm tuổi thọ của đồ vật trong nhà do vào mùa hè ánh nắng chói chang chiếu mạnh vào các đồ nội thất, đồ điện… lâu ngày sẽ gây bạc màu, hư hỏng các vi mạch bên trong đồ điện. • Giếng trời phải bố trí theo phong thủy, không thể tùy tiện xây dựng được để tránh gặp điều không may mắn. >> Có thể bạn quan tâm: Xây nhà mái bằng 1 tầng đẹp
• Khi thiết kế giếng trời cho nhà ống bạn cần lưu ý là tránh âm vang. Điều này giúp đảm bảo không gian riêng tư của cá thành viên. Cần bổ sung phần tiêu âm cho giếng trời bằng cách thiết kế tường sần nhám… • Các hệ thống hành lang, cửa sổ, cầu thang tiếp xúc với giếng trời cần có lan can, hoa sắt để đảm bảo an toàn • Diện tích xây giếng trời phải cân đối với tổng diện tích ngôi nhà. Điều này giúp không bị thiếu sáng và không lấn chiếm nhiều diện tích bên trong ngôi nhà. • Nên làm mái che di động ở đỉnh giếng. Nó sẽ giúp tránh nước mưa chảy xuống nhà gây bẩn, ẩm ướt. Mái che di động có thể điều chỉnh được ánh sáng chiều xuống dưới nhà. • Nên trồng các loại cây cảnh phù hợp dưới đáy giếng. Không trồng cây to để tránh dễ cây mọc sâu gây nứt gạch sàn nhà. Vì vậy nên trồng những cây cảnh nhỏ xinh như ngũ gia bì ( có tác dụng đuổi muỗi), cây lưỡi hổ( có khả năng hút bức xạ điện từ), cây thiết mộc lan… >> Có thể bạn quan tâm: Màu sơn nội thất đẹp sang trọng hợp phong thuỷ
Tiểu cảnh dưới đáy giếng giúp không gian trở nên xanh mát, hồ nước giúp ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn. Thiết kế giếng trời này ở khu vực bếp. Khu vực này thường bí hơn và nhỏ hẹp, việc thiết kế giếng trời kết hợp tiểu cảnh ở đáy giếng sẽ tạo không gian thoáng đãng hơn. Mỗi khi gia đình quây quần bên mâm cơm có thể tận hưởng không gian xanh, thưởng thức bữa ăn sẽ ngon miệng hơn. Phòng khách là nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Việc thiết kế giếng trời ở đây vừa tao không gian xanh mát, thoáng đãng vừa tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Một cách thiết kế giếng trời khác là ở trên cầu thang. Đặt giếng trời ở đây sẽ tiết kiệm được diện tích của ngôi nhà lại vừa đảm bảo không gian xanh và ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Trên đây là những lưu ý trong việc thiết kế giếng trời cho nhà ống. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm thiết kế cho nhà mình. Đừng quên để lại ý kiến của bạn phía dưới phần bình luận nhé! >> Xem thêm:
Tags: