asdfasfasf
13-06-2024
Thiết kế phòng khách kiểu Nhật hiện nay đã và đang là một trong những thiết kế được nhiều người yêu thích. Xu hướng thiết kế này được đánh giá cao về hiệu quả về độ tinh tế và nhã nhặn mà nó đem lại cho không gian phòng khách áp dụng. Vậy, có những yếu tố đặc biệt nào trong phòng cách thiết kế nội thất phòng khách Nhật Bản? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Người Nhật luôn đặt sự tối giản lên hàng đầu trong đời sống của họ, điều này thể hiện ở ngay cả trong phong cách kiến trúc của họ. Đối với phòng khách, họ thường thiết kế theo những đường nét vuông vắn, gọn gàng, và một trong số đặc điểm đặc trưng nhất trong thiết kế phòng khách của họ chính là cửa gỗ kéo/trượt Shoji. Loại cửa này cũng trở thành một trong những điểm không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà Nhật Bản từ xưa đến nay. Sử dụng loại cửa trượt này giúp bạn tiết kiệm một cách tối đa cho không gian phòng khách nhà mình, ngoài ra, đem lại sự thuận tiện, dễ dàng cho tất cả mọi người trong gia đình khi sử dụng nó.
Yếu tố thứ hai phải kể đến trong xu hướng thiết kế phòng khách Nhật Bản chính là về màu sơn. Không gian phòng khách kiểu Nhật thường ưu tiên các gam màu tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên và thân thiện với ánh nhìn của mọi người như: màu nâu gỗ, nâu trầm của đất, màu xanh lá, xanh lam của cây cối và nước biển, màu vàng nhạt của nắng,… Tất cả những màu sắc này sẽ được kết hợp với nhau một cách hài hòa, tinh tế nhất thông qua màu sơn và nội thất trong phòng, làm sao để tạo ra được 1 cái nhìn tổng quát, dịu nhẹ nhất cho cả căn phòng.
Bạn có thể tham khảo thêm màu sơn nội thất cho phòng khách kiểu Nhật của mình ở bảng màu sơn nội thất của JYMEC, với hơn 1000 mã màu sơn khác nhau, giúp bạn thỏa thích sáng tạo, lựa chọn ra những cách phối màu ưng ý nhất.
Xem thêm: Sơn nội thất giá rẻ và những lưu ý bạn cần biết khi mua sơn giá rẻ
Như đã nhắc tới ở trên, phòng khách Nhật Bản đặt sự tối giản lên hàng đầu, vì vậy, sự tối giản về nội thất cũng cần được áp dụng nếu bạn yêu thích và mong muốn lựa chọn phong cách này cho không gian sinh hoạt chung nhà mình. Đa số các đồ nội thất phòng khách mà phong cách này yêu cầu đều khá thấp và đơn giản, hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ nội thất cồng kềnh, to lớn, thay vào đó, bạn nên sử dụng nệm ngồi để phù hợp với bàn thấp để tạo sự thân thiện, gần gũi, thoải mái để trò chuyện trong không gian sinh hoạt chung nhà mình.
Một đặc trưng khác mà bạn cần lưu ý tới chính là những chất liệu nội thất mà phòng khách kiểu Nhật thường dùng. Đây thường là những chất liệu quen thuộc, gần gũi với tự nhiên như gỗ, đá,… Đặc biệt là gỗ. Loại chất liệu này được bắt gặp nhiều nhất trong các thiết kế kiểu Nhật bởi nó không chỉ đem lại màu sắc tươi sáng cho phòng khách mà còn tăng thêm tính thẩm mỹ, bắt mắt cho không gian này nhờ những đường vân đầy độc đáo. Ngoài ra, chất liệu này còn đem tới sự thuận tiện cho bạn và các thành viên trong gia đình bởi khả năng cách nhiệt, cách âm, tạo ra không khí ấm áp và riêng tư cho cả gia đình.
Bên cạnh việc sử dụng gỗ, bạn cũng có thể trồng thêm các loại cây xanh để tạo ra sự sự cân bằng, hài hòa trong không gian, đồng thời, thanh lọc không khí và đem lại nguồn năng lượng dồi dào, đầy sức sống vào nhà.
Cuối cùng cũng là những đặc trưng không thể thiếu trong phòng khách Nhật Bản, chính là bàn trà thấp và chiếu tatami. Đa dạng về loại hình, kiểu dáng và chất liệu, bàn trà thấp luôn là một trong những điểm nhấn đặc biệt và ấn tượng trong thiết kế nội thất của phòng khách trong các gia đình Nhật Bản. Bên cạnh đó, không thể không không nhắc đến chiếu Tatami – chiếc chiếu tiện lợi với khả năng trao đổi khí và độ ẩm với môi trường bên ngoài, giúp cho nó có sự mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Với sự cải tiến theo thời gian, ngày nay, chiếu Tatami đã có thêm khả năng cách nhiệt tuyệt vời, đi cùng với đó là độ bền theo năm tháng.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi dành cho bạn về những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi thiết kế phòng khách Nhật Bản. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích về lĩnh vực này!
Xem thêm: Thiết kế phòng ngủ cho người mệnh Kim hợp phong thủy nhất
Tags: