Tiêu chuẩn về vật liệu chống thấm trong xây dựng

Trong công việc thi công chống thấm công trình cần có những tiêu chuẩn về vật liệu chống thấm để giúp chọn vật liệu, lên kế hoạch thi công nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất . Vậy những tiêu chuẩn này là gì? Hãy cùng Sơn JYMEC tìm hiểu ngay!

1. Tiêu chuẩn chống thấm chung về vật liệu chống thấm

Vật liệu chống thấm nói chung phải đáp ứng được các yêu cầu như sau:

  • Có khả năng chống thấm tuyệt đối trên vật liệu thực tế.
  • Cho phép bề mặt thở để tránh được áp lực hơi.
  • Phải chịu được áp lực nước, độ liên kết chặt chẽ, bề mặt chống thấm phải liên tục không bị gián đoạn.
  • Nếu thi công ngoài trời thì cần thêm yếu tố chịu được nhiệt độ cao.
  • Vật liệu chống thấm cần tương đối trơ trong các môi trường hóa học: kiềm, axit, để có khả năng kháng kiềm, axit.
  • Có khả năng co ngót, biến đổi tùy theo công trình.

Tiêu chuẩn chung cho vật liệu chống thấm là:

  • TCVN 9065:2012 – Vật liệu chống thấm. Sơn nhũ tương bitum.
  • TCVN 9974:2013 – Vật liệu xảm chèn khe và vết nứt, thi công nóng, dùng cho mặt đường bê tông xi măng và mặt đường bê tông nhựa.
  • TCVN 9345:2012 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.
  • TCVN 5718:1993, Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.
tiêu chuẩn về vật liệu chống thấm
Có những tiêu chuẩn về vật liệu chống thấm nào?

1.1 Phân loại nguồn gốc của vật liệu chống thấm

Nguồn gốc của vật liệu chống thấm gồm 3 nhóm cơ bản như: 

  • Vật liệu chống thấm nguồn gốc vô cơ: Vật liệu chống thấm vô cơ bao gồm các vật liệu chống thấm bitum, chống thấm xi măng. Các dòng vật liệu này chủ yếu được sử dụng thi công cho các loại  vữa không co ngót, vữa tự san hoặc tự chảy, thi công chống thấm và chống mài mòn.
  • Vật liệu chống thấm nguồn gốc hữu cơ: Vật liệu chống thấm có nguồn gốc này thường ít. Điển hình chính là vật liệu intoc chống thấm, nguồn gốc vô cơ thân thiện với môi trường, không độc hại cho người thi công
  • Vật liệu chống thấm hỗn hợp: Đây là vật liệu chống thấm bao gồm nhiều thành phần vô cơ và hữu cơ, được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
tiêu chuẩn về vật liệu chống thấm hình 2
Có những loại vật liệu chống thấm nào

1.2 Phân loại trạng thái vật liệu chống thấm

Vật liệu chống thấm hiện nay rất đa dạng và phong phú về đặc tính, chủng loại gồm các dạng khác nhau. Các trạng thái dạng của vật liệu chống thấm cụ thể có thể kể đến như:

Dạng lỏng

  • Vật  liệu chống thấm dung môi nước
  • Vật  liệu chống thấm dạng dung môi hữu cơ
  • Vật liệu chống thấm không có dung môi

Dạng keo

  • Vật liệu chống thấm dạng keo có chất đặc sệt như vữa hoặc keo Epoxy
  • Chống thấm một thành phần
  • Chống thấm hai thành phần

Dạng rắn

  • Vật liệu chống thấm dạng hạt
  • Vật liệu chống thấm dạng thanh: Thanh trương nở dùng trong thi công giúp ngăn mạch ngừng và cổ ống.

Dạng tấm trải

  • Lưới thuỷ tinh chống thấm
  • Màng chống thấm gốc Bitum

1.3 Các chỉ tiêu kỹ thuật của sơn nhũ tương Bitum

Chỉ tiêu kỹ thuật của sơn nhũ tương bitum:

  • Về độ phủ: <= 140g/m2
  • Về độ mịn:<= 35mm
  • Độ nhớt quy ước, đo ở 27°C ± 2°C: từ 20 – 40 giây.
  • Hàm lượng các chất không bay hơn: >= 50%.
  • Thời gian khô bề mặt: <= 12h.
  • Độ bám dính của màng trên nền bê tông: <= 2 điểm
  • Khả năng chịu nhiệt: >= 70 độ C.
  • Thời gian khô hoàn toàn: <= 48h.
  • Độ bền uốn: <= 1mm.
  • Độ xuyên nước: >= 24h.
  • Độ bền lâu: >= 30 chu kỳ.
tiêu chuẩn về vật liệu chống thấm hình 3
Tiêu chuẩn về vật liệu chống thấm bằng Bittum

>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm dùng cho trần nhà JYMEC – Những điều cần biết

2. Tiêu chuẩn chống thấm chung đối với nhóm sơn và vật liệu chống thấm khác

Những tiêu chuẩn chống thấm cần lưu ý:

  • TCVN 2090: 2007 về sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni
  • TCVN 2093: 1993 về sơn và phương pháp xác định hàm lượng chất rắn, chất tạo màng
  • TCVN 2096: 1993 về phương pháp xác định độ khô và thời gian khô
  • TCVN 2097: 1993 về sơn và phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng
  • TCVN 2099: 2013 về sơn và vecni dùng cho phép thử uốn
  • TCVN 2100-2: 2007 về sơn và vecni dùng cho phép thử biến dạng nhanh
  • TCVN 8267-3: 2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng nhằm xác định độ cứng Shore A
  • TCVN 8267-4: 2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng nhằm xác định sự tổn hao khối lượng, tạo vết nứt và phấn hóa
  • TCVN 8267-6: 2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng nhằm xác định cường độ bám dính
  • TCVN 8653-4: 2012 về sơn tường dạng nhũ tương nhằm xác định độ bền rửa trôi của màng sơn
  • TCVN 8653-5: 2012 về sơn tường dạng nhũ tương nhằm xác định độ bền chu kỳ nóng lạnh của màng sơn
  • TCVN 9067-2: 2012 về tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính nhằm xác định độ bền chọc thủng động
  • TCVN 9067-3: 2012 về tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính nhằm xác định độ bền nhiệt

>> Xem thêm: Những tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm mà bạn nên biết

3. Tiêu chuẩn chống thấm đối với quy trình thi công

Thi công chống thấm là công đoạn thi công giúp ngăn chặn tối đa tình trạng thấm nước, thấm dột qua các bề mặt thi công trong các trường hợp nhất định. Để hiệu quả thi công được thực hiện tốt nhất, thi công chống thấm cần đạt những tiêu chuẩn chống thấm sau đây:

3.1 Tiêu chuẩn chống thấm bề mặt

Tiêu chuẩn chống thấm bề mặt là tiêu chuẩn khi thực hiện công đoạn chuyển nước dòng nước, hơi ẩm. Đối với nguyên lý chống thấm này, sử dụng các tấm trải bitum và sơn chống thấm chính là giải pháp chống thấm tốt nhất. Đây là hai vật liệu đạt tiêu chuẩn thấm chung giúp cách ly hoàn toàn bề mặt thi công của bạn ra khỏi nguồn lây lan của nước. Để hiệu quả được phát huy tốt nhất, bạn cần đảm bảo các vật liệu  này không bị thủng và bong tróc. Nếu không, có lẽ tình trạng thấm dột vẫn có thể tiếp diễn với công trình của bạn.

3.2 Tiêu chuẩn chống thấm toàn khối

Tiêu chuẩn chống thấm toàn khối trong tiêu chuẩn chống thấm chung là công đoạn chống thấm giúp ngăn ngừa hoàn toàn bộ phận bên trong. Cả khối bề mặt bê tông bên trong lẫn bên ngoài  được thi công kháng nước hoàn toàn. Đây là phương pháp thi công được ứng dụng quá trình thi công trộn vữa xi măng và xây tô cho các công tình như nhà vệ sinh, sàn mái sân thượng, tầng hầm…

3.3 TCVN chống thấm chèn, lấp đầy

Chống thấm chèn, lấp đầy chính là công đoạn chèn vật liệu chống thấm. Vật liệu chống thấm sau khi được phun, và thi công trên bề mặt thi công sẽ được thẩm thấu và lấp đầy vào các mao mạch dẫn, kẽ hở. Điều này giúp cho các vật liệu có tính năng kháng nước và hút ẩm tuyệt đối.

4. Tiêu chuẩn chống thấm chung đối với nghiệm thu chống thấm

Nghiệm thu chống thấm là công đoạn giúp đảm bảo công trình thi công của bạn được hoàn thiện một cách tốt nhất. Nghiệm thu công trình chống thấm đảm bảo không có những sai sot khi thi công, phát hiện và sửa chữa kịp thời những lỗi đó giúp công trình đạt chất lượng tốt nhất.

Yêu cầu đối với băng cản nước khe giãn:

  • Không để cho nước thấm qua băng cản sau khi thi công chống thấm
  • Chiều rộng tối thiểu 200mm đối với băng cản nước
  • Đường kính và chiều rộng gân giữa lơn 10mm
  • Độ dãn dài của gân giữa băng to lớn hơn 200%

Tiêu chuẩn đối với các mối nối nguội:

  • Vật liệu chống thấm: yêu cầu có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 150mm
  • Đối với vật liệu trương nở nên có cạnh nhỏ nhất tối thiểu 10mm trở nên
  • Không để vật liệu trương nở nở sớm hơn 24 tiếng sau khi tiếp xúc với nước

Tiêu chuẩn khi test nước chống thấm:

  • Đảm bảo các đầu ống thoát nước trên sàn được nhét kỹ
  • Bơm nước đảm bảo độ cao trên 5cm để test thấm nước
  • Ngâm nước 3 ngày để theo dõi có bị thấm nước không sau đó tiến hàng láng xi măng

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tiêu chuẩn chống thấm chung trong  xây dựng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và giúp bạn hiểu rõ hơn về chống thấm và thi công chống thấm tối ưu nhất cho ngôi nhà của mình.

Tags: