Tìm hiểu cách chống thấm cho tường gạch không trát

Hiện nay có nhiều gia đình có tường giáp nhà hàng xóm không thể trát tường được. Vì thế, chống thấm cho tường không trát được nhiều gia đình quan tâm. Vậy có những cách chống thấm nào cho tường gạch không trát? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời dưới bài viết sau đây nhé.

1. Những lý do khiến tường nhà không được trát vữa

Một số lý do tường nhà không trát vữa có thể kể đến như:

  • Do cách thiết kế kiến trúc hoặc mục đích sử dụng của chủ sở hữu. Có những quán cafe hay cơ sở kinh doanh lựa chọn những bức tường nguyên bản không trát vữa nhằm tạo sự ấn tượng đối với khách hàng cũng như tạo phong cách riêng biệt, độc đáo cho không gian quán.
  • Do điều kiện khách quan nên không trát được vữa. Nguyên nhân chính là do việc đất ít người đông nhà cửa san sát. Ở thành thị, những ngôi nhà mọc lên sát vách nhau, nhà cách nhà không quá 10cm. Chính vì thế, việc trát vữa cho bức tường tiếp giáp sát nhà bên là điều không thể được.
Lý do tường không được trát vữa?
Lý do tường không được trát vữa?

Đặc tính của tường gạch không trát:

  • Những bức tường gạch không trát được hình thành trên cơ sở liên kết những viên gạch nhỏ lại với nhau bằng các chất kết dính như: vữa, xi măng… thông qua công việc xây sáo của người thợ.
  • Đặc tính của tường gạch không trát là đơn giản, thô sơ, bề mặt gồ ghề, không phẳng. Dẫn tới khả năng thoát nước, bay hơi nước bề mặt không tốt. Nếu để tường gạch trần tiếp xúc lâu với nước sẽ gây ra tình trạng ẩm bề mặt tường, đặc biệt là ở những chỗ thiếu nắng và gió.

2. Hậu quả của việc không chống thấm cho tường gạch không trát

Một số hậu quả khi không chống thấm cho tường gạch không trát như:

  • Tường nhanh xuống cấp, gây mất thẩm mỹ: Đây là điều mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy bằng quan sát mắt thường. Đó chính là sự biến dạng về màu sắc của tường. Cũng như xuất hiện trên bề mặt những vết ố vàng, vết nấm mốc đen xì. Điều này dẫn đến cho mảng tường trở nên rất xấu xí làm tổng thể của ngôi nhà bạn sẽ không còn đẹp nữa.
  • Nó sẽ phá vỡ cấu trúc của ngôi nhà: Theo dấu ấn của thời gian, đi qua bao mùa mưa nắng sẽ khiến nước thấm vào gạch lâu ngày sẽ khiến vữa và gạch bị mục đi và sự liên kết giữa chúng trở nên lỏng lẻo. Dẫn đến công trình bị thấm sẽ xuống cấp nhanh hơn so với các vị trí khác. Làm ảnh hưởng khá nhiều đến cấu trúc của tổng thể ngôi nhà.
  • Gây ảnh hưởng đến sức khỏe: Những vị trí bị thấm ẩm lâu ngày sẽ sinh ra các vết mốc hay nấm, vi khuẩn sinh sôi và nảy nở nhiều hơn. Là một nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hô hấp cũng như bệnh viêm xoang cho con người, trẻ nhỏ nghịch ngợm chạm tay vào có thể bị các bệnh về đường tiêu hóa.

Xem thêm: 10 Câu hỏi về sơn chống thấm mà bạn cần biết

3. Biện pháp chống thấm cho tường gạch không trát

3.1. Chống thấm thuận

Chống thấm thuận là phương pháp được dùng khá phổ biến, đạt hiệu quả lâu dài và đỡ tiết kiệm được chi phí hơn. Đặc điểm của những bức tường chưa tô trát là bề mặt của chúng thường khá lồi lõm và không bằng phẳng. Vậy nên rất khó sử dụng các vật liệu chống thấm như: sơn chống thấm, hay các loại chống thấm bằng miếng dính… Phương pháp tối ưu và tiện lợi nhất trong tình huống này chính là sử dụng hỗn hợp dung dịch chống thấm Water Seal.

Vật liệu chống thấm Water Seal là một dung dịch chống thấm đa năng. Cách sử dụng là phun trực tiếp dung dịch lên bề mặt cần chống thấm, hợp chất này sẽ bám vào gạch và các mạch hồ sau đó trực tiếp ngăn chặn dòng nước tiếp xúc có thể thấm vào trong.

Để thi công chống thấm với vật liệu Water Seal này người ta sử dụng vòi bơm áp lực cao phun trực tiếp dung dịch lên tường gạch không trát, phun đều và tránh tình trạng chỗ có chỗ không. Nên phun từ 2 đến 3 lớp mỗi lớp phun cách nhau khoảng 4 đến 5 giờ. Sau đó để dung dịch khô hẳn trong tầm 10 giờ mới tiến hành thi công các hạng mục khác.

chống thấm thuận cho tường gạch không trát
Chống thấm thuận cho tường gạch không trát

3.2. Chống thấm ngược

Nếu so với phương pháp chống thấm thuận thì phương pháp này độ hiệu quả không thể bằng. Giá thành thi công lại cao hơn. Nhưng phương pháp này đặc biệt bắt buộc áp dụng cho các trường hợp tường nhà liền kề hoặc xây sát với nhà hàng xóm, đặc biệt dưới tầng 1 thì nên làm thật cẩn thận để tránh những tác động từ nền đất lên.

Phương pháp này sử dụng hai vật liệu là: Water Seal và vữa xi măng tinh thể thẩm thấu để chống thấm cho tường không trát ở tường trong.

Bước 1: Với tường cũ cần phải tróc sạch sẽ lớp sơn bả cũ. Nếu tường cũ mục quá thì nên đục tẩy sạch sẽ hết lớp hồ, lớp vôi vữa ở trong bờ tường ra.

Bước 2: Phun dung dịch Water Seal lên toàn bộ tường gạch và các mạch gạch. Chú ý phun 02 lớp, mỗi lớp cách nhau từ 4-5 tiếng. Khi dung dịch trên bề mặt đã khô tiến hành trộn xi măng với vật liệu chống thấm 2 thành phần. Dùng cọ hoặc chổi quét đều thêm một lớp bên trên bề mặt để đảm bảo cho việc chống thấm đạt được hiệu quả cao nhất.

Bước 3: Kiểm tra, tiến hành bảo dưỡng tường và nghiệm thu.

Chống thấm ngược cho tường gạch
Chống thấm ngược cho tường gạch

4. Tầm quan trọng của việc chống thấm cho tường gạch không trát

Các bức tường không trát hiện nay rất được ưa chuộng. Đặc biệt là ở trong những quán cà phê, nhà sách…muốn tạo ấn tượng riêng, gần gũi, mộc mạc. Những bức tường để lộ hàng gạch màu đỏ và cam nổi bật, xếp tầng tầng lớp lớp lên nhau, giữa một không gian hiện đại xuất hiện hình ảnh một bức tường đỏ cam thuần túy khiến không gian trở nên thật hài hòa và dung dị.

Hiện nay, một số người lại ưa chuộng sử dụng tường không trát cho bề mặt tường bên ngoài của ngôi nhà. Việc không chống thấm sẽ gây ra tình trạng tường dễ bị hư hỏng. Khả năng bị thấm nước nhiều hơn lên tới 80%. Vì thế chúng ta phải tìm cách chống thấm cho bức tường này, sao cho vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo được hiệu quả chống thấm cho tường.

Tầm quan trọng của chống thấm
Tầm quan trọng của chống thấm

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho bạn những cách chống thấm cho tường gạch không trát. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Hãy để lại ý kiến của bạn phía dưới phần bình luận nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:Tìm hiểu chi tiết về sơn chống thấm nhà vệ sinh 

Tags: