Tìm hiểu quy trình thi công sơn Epoxy cho kết cấu sắt thép

Bề mặt sắt thép nếu chỉ sử dụng loại sơn thông thường thì sẽ không đạt được hiệu quả cao, dễ bị rỉ sét, ăn mòn và tuổi thọ không cao. Do đó phải sử dụng dòng sơn Epoxy chuyên biệt cho kết cấu sắt, thép để đạt hiệu quả bảo vệ cao ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Để giữ cho bề mặt kết cấu sắt, thép được bền lâu thì bạn cần phải nắm rõ quy trình thi công sơn Epoxy cho kết cấu sắt, thép. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để sử dụng sơn đúng mục đích, thi công sơn đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình của bạn nhé. sơn epoxy cho kết cấu sắt thép

1. Sơn Epoxy kết cấu sắt, thép là gì?

Sơn Epoxy cho kết cấu sắt, thép là loại sơn epoxy 2 thành phần dùng để bảo vệ các kết cấu của thép khỏi bị rỉ sét, bị ăn mòn. Vì dưới tác động của khí hậu, thời tiết hay trong vùng ngập nước làm cho tuổi thọ công trình bị xuống cấp nhanh chóng, nhất là các dạng rỉ điểm, rỉ lỗ không đồng đều càng làm giảm khả năng chịu tải của kết cấu, dó đó cần phải dùng sơn Epoxy để bảo vệ kết cấu sắt, thép được bền lâu. Sơn kết cấu thép được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp vừa và nặng có tác dụng trang trí bảo vệ máy móc công nghiệp, sơn các kết cấu tàu biển như boong tàu, mạn tàu…

2. Ưu điểm của sơn Epoxy cho sắt, thép

sơn epoxy cho kết cấu sắt thép hình 2 Sơn Epoxy là hỗn hợp của hợp chất Epoxy và các phụ gia, thành phần khác như: chất tạo màu, chất làm mịn, chất hoạt động bề mặt… được pha chế theo tỷ lệ thích hợp sẽ tạo độ kết dính cao nên dễ dàng bám dính được hầu hết các bề mặt như bê tông, kính, gỗ, hay đặc biệt là sắt thép. Khả năng kháng nước, kháng nhiệt, chống mài mòn, chống gỉ, là ưu điểm để sơn Epoxy cho sắt thép được sử dụng phổ biến trong các công trình ngoài trời như cầu sắt, đường sắt, tàu thủy, máy bay… Với tác dụng bảo vệ sắt thép hay kim loại khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài, tránh quá trình oxy hóa xảy ra và mang lại vẻ đẹp bền lâu cho thiết kế, công trình đó. Một trong những đặc tính tốt nhất của sơn Epoxy là không bị tác dụng bởi axit sunfuric, một loại axit cực mạnh có thể ăn mòn hầu hết tất cả các kim loại. Đây là ưu điểm để sơn Epoxy được sử dụng trong các thùng chứa axit đậm đặc với độ an toàn cao và chi phí thấp.

Có thể bạn quan tâm: Bảng báo giá sơn sàn công nghiệp JYMEC mới nhất

3. Quy trình thi công sơn Epoxy cho kết cấu sắt, thép

Với những công trình có kết cấu sắt thép, các bước sử dụng sơn cần đảm bảo đúng trình tự, từ khâu chuẩn bị kỹ lưỡng, đến khi thực hiện và nghiệm thu. Bạn cần trải qua các bước sau đây: Bước 1: Chuẩn bị bề mặt Làm sạch bụi bẩn, gỉ sắt bằng các dụng cụ như giấy nhám hoặc chổi cọ sắt, đảm bảo bề mặt sạch sẽ, khô ráo. Nếu bề mặt dính dầu mỡ thì phải dùng dung môi hữu cơ để tẩy rửa. Với những công trình lớn, người ta sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi để đảm bảo thời gian thi công và đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thi công sơn Đối với các vị trí nhỏ, hoặc các vị trí góc cạnh cần dặm vá có thể sử dụng chổi quét sơn để thi công. Đối với các kết cấu sắt lớn, tốt nhất ta nên sử dụng máy phun sơn để tạo bề mặt thi công bằng phẳng và đẹp nhất. Đây cũng là phương pháp thi công sơn Epoxy phù hợp với mọi loại kết cấu thép. sơn epoxy cho kết cấu sắt thép hình 3 Lưu ý: khi sử dụng súng phun sơn hoặc rulo cọ hoặc lăn sơn cần chú ý nếu màu sơn khác nhau cần sử dụng riêng hoặc rửa thật sạch bằng chất tẩy rửa rồi mới được thi công màu sơn khác. Máy phun sơn cũng vậy cần sử dụng đầu phun khác nhau nếu nhiều màu, không nên dùng chung. Và nên chú ý phun đều tay đừng nên lúc chậm lúc nhanh.Kiến thức sơn kết cấu sắt thép chuẩn nhà sản xuất Bước 3: Sơn lớp sơn lót Epoxy chống rỉ cho nền sắt thép Thi công một lớp sơn lót Epoxy để tạo chân bám cho kim loại và lớp sơn phủ màu hoàn thiện tiếp theo. Lớp sơn lót Epoxy này còn có tác dụng ngăn chặn sự ăn mòn trở lại của sắt thép hay còn gọi là sự rỉ sét. Lớp sơn lót này có độ dày khoảng 40-50 micromet. Sau khi sơn xong cần để khô 4-6 giờ, trong điều kiện 30 độ C trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Bước 4: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện Để thi công lớp sơn phủ hoàn thiện thì cần phải pha sơn đúng tỷ lệ của nhà sản xuất quy định, tỷ lệ pha dung môi khoảng 10% thể tích. Sử dụng sơn ngay khi pha, tránh để lâu làm sơn chết và kết dính lại. Phun lớp sơn thứ nhất sau đó để khô từ 4-5 giờ mới tiếp tục phun lớp sơn thứ hai, mỗi lớp sơn có độ dày khoảng 30-40 micromet. Sau khi sơn khô khoảng 16-24 giờ mới có thể mang ra ngoài trời. Bước 5: Nghiệm thu công trình Sản phẩm sau khi hoàn thiện phải đều màu, sáng bóng, bề mặt phẳng, sơn không bong tróc. Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn sơn Epoxy cho kết cấu sắt thép, ưu điểm và quy trình thi công sơn Epoxy cho kết cấu sắt thép. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về loại sơn đang được ưa chuộng này.

Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh và bảo dưỡng sàn Epoxy

Tags: