Tìm hiểu về dung môi pha sơn công nghiệp phổ biến hiện nay

Dung môi pha sơn công nghiệp là loại hóa chất không thể thiếu trong ngành sơn. Dung môi pha sơn dùng trong công nghiệp thường được sử dụng cho việc giảm độ nhớt của sơn trước khi tiến hành sơn trong công nghiệp. Vậy dung môi pha sơn công nghiệp có công dụng, đặc tính như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về dung môi pha sơn công nghiệp phổ biến hiện nay để tìm câu trả lời nhé. Dung môi pha sơn công nghiệp

1. Dung môi pha sơn công nghiệp là gì? Công dụng của dung môi pha sơn công nghiệp?

Dung môi pha sơn hay thường được hiểu là chất làm mỏng vì khi pha với sơn sẽ làm cho màng sơn mỏng hơn. Về thuật ngữ chuyên ngành được gọi là thinner – là chất dùng để giảm độ nhớt của sơn, làm mỏng màng sơn để chống lại oxi hóa, chống bám bẩn và chống thấm nước. Công dụng của dung môi pha sơn: Công dụng chủ yếu của những dung môi pha sơn chính là chất lỏng dùng để làm loãng sơn trong quá trình sử dụng. Nhờ vậy, việc sơn phết sơn trở nên dễ dàng hơn và tăng được khối lượng phủ bề mặt. Sử dụng dung môi pha sơn còn rút ngắn thời gian khô sơn, tiết kiệm sơn hơn và dễ dàng điều chỉnh độ mỏng, nâng cao thẩm mỹ của màu sơn. Dung môi pha sơn có tính chống thấm, chống ẩm mốc, chống phủ rêu xanh hoặc những mảng bám hình thành sau một thời gian nên nó giữ bề mặt công trình được bền, đẹp. Trong quá trình thi công sơn nhà, nếu vị trí nào bị vấy bẩn thì sẽ được làm sạch bằng loại dung môi này. Ngoài ra, dung môi pha sơn công nghiệp còn được ứng dụng trong sản xuất băng dính, các loại keo dán, nhiếp ảnh…

2. Đặc tính về chất lượng của dung môi pha sơn công nghiệp

Đây là các tính chất của dung môi có ảnh hưởng đến chất lượng của sơn. Trong đó có 2 tính chất: Độ hòa tan và tốc độ bay hơi là quan trọng nhất. * Độ hòa tan dung môi Là hiệu ứng tác dụng của dung môi làm tách biệt phân tử polymer tạo màng. Sau đó phân tán chúng trong các dung môi. Mỗi loại dung môi đều có độ hòa tan và các chất phụ gia khác nhau. Khi pha dung môi có độ tan thấp, hỗn hợp sơn sẽ không được pha loãng mà tạo thành hệ nhũ bao gồm những vùng vật chất không hòa tan vào nhau. Khi phun sơn dễ tạo thành các bọt khí, các đốm màu khác nhau hoặc vón hạt trên bề mặt. * Tốc độ bay hơi của dung môi Tốc độ bay hơi cũng giống như độ hòa tan tính chất quan trọng của dung môi, thể hiện độ bay hơi từ màng sơn trong và sau khi thi công sơn. Sự lựa chọn dung môi thường căn cứ vào độ bay hơi nhanh hay chậm của dung môi như sau: – Các dung môi bay hơi nhanh có các ưu điểm là: + Làm tăng nhanh độ nhớt và do đó giảm thiểu độ loãng chảy của màng sơn khi thi công lên bề mặt thẳng đứng + Làm phản ứng đóng rắn của sơn 2 thành phần xảy ra nhanh hơn. Giảm bớt sự tạo bọt trên màng sơn. – Các dung môi bay hơi chậm có các ưu điểm là: + Khắc phục nhược điểm của dung môi bay hơi quá nhanh khi phun sơn. (làm màng sơn kém dàn trải đều trên bề mặt cầu sơn). + Làm nhiệt độ bề mặt sơn không bị giảm đột ngột do dung môi bay quá nhanh gặp hơi ẩm còn bám ở bề mặt gây phồng rộp hoặc màng sơn bị đục mờ.

Xem thêm: Mẹo hay đánh bay vết sơn nước dính trên quần áo

3. Các loại dung môi pha sơn công nghiệp phổ biến hiện nay

Acetone-C3H6O: Dung môi này có xuất xứ từ Singapore, Đài Loan, Trung Quốc. Acetone là một hợp chất hữu cơ, tồn tại ở trạng thái lỏng, không màu, dễ cháy, dễ bay hơi, tan trong nước và là hợp chất đơn giản nhất trong họ ketones. Loại dung môi pha sơn công nghiệp Acetone có tốc độ bay hơi cao, nhờ đó mà lớp sơn sẽ nhanh khô hơn so với thời gian khô trung bình. Dung môi pha sơn công nghiệp Acetone nên được bảo quản trong kho chuyên dụng, tránh thời tiết khắc nhiệt, ẩm ướt và không cho tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ 500 độC vì khả năng gây ra hỏa hoạn rất lớn. Dung môi pha sơn công nghiệp hình 1 Xylene-C8H10: Đây là loại dung môi có xuất xứ từ Hàn Quốc và Singapore. Loại dung môi này cũng ở dạng lỏng, không có mùi. Tuy nhiên nó khác dòng Acetone ở chỗ là không có khả năng hòa tan trong nước. Nhưng điều này không làm giảm đi hiệu quả giảm nhớt và làm mỏng màng sơn của dung môi pha sơn công nghiệp Xylene. Xylene thường được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp: mực in, sơn, keo dính… Dung môi pha sơn công nghiệp hình 2 Toluen-C7H8: Về cấu trúc và tính chất thì Toluen không có điểm khác biệt lớn so với Xylene hay dòng Acetone. Nó cũng là một dạng chất lỏng, không mùi có tính bay hơi mạnh mẽ. Đặc biệt, Toluen có khả năng hòa tan trong nước và nhiều hợp chất “khó tính” khác.Khi lưu trữ để ứng dụng trong sơn nhà, gia chủ nên bảo quản dung môi Toluen ở cách xa khu vực bếp hoặc nơi có nền nhiệt độ cao. Tốt nhất, nên đưa dung môi pha sơn công nghiệp Toluen vào các nhà có mái che, nhiệt độ mát mẻ, tránh tiếp xúc với người. Dung môi pha sơn công nghiệp hình 3 Methanol-CH3OH: Đây là một trong những dung môi được nhiều người biết đến với ứng dụng nổi bật. Với công thức hóa học là CH3OH, methanol dễ hòa tan ứng dụng trong sản xuất sơn và nhựa, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp carton thô, trong công nghiệp cao su.

4. Lưu ý khi sử dụng dung môi pha sơn công nghiệp

Đa số các loại dung môi công nghiệp thường là những chất rất dễ cháy, chính vì thế khi sử dụng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động, an toàn cháy nổ như: mặc đồ bảo hộ; tuyệt đối không được dùng các đồ dùng có khả năng phát lửa trong quá trình thực hiện. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp các hóa chất với các bộ phận nhảy cảm như mắt và da. Nếu không may bị dính phải các hóa chất thì nên rửa lại bằng nước sạch và sử dụng các dung dịch sát khuẩn. Một số dung môi có khả năng dễ bắt cháy nên khi bảo quản cần để các hóa chất tránh xa những nơi có nguồn nhiệt cao và tránh ánh nắng trực tiếp. Luôn luôn giữ các bình chứa dung môi ở dạng kín để dung môi không bị bay hơi. Không nên hít các hóa chất trực tiếp, sẽ ảnh hưởng đến phổi. Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn về dung môi pha sơn công nghiệp phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm những kiến thức về dung môi pha sơn và có những biện pháp an toàn để bảo quản, thi công sơn nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và môi trường xung quanh.

Xem thêm: Sơn nội thất JYMEC, hãng sơn được nhiều gia đình tin dùng

Tags: