asdfasfasf
13-06-2024
Bên cạnh việc phân loại theo các chức năng chính, sơn epoxy còn được phân loại theo phương pháp thi công. Chia thành sơn epoxy tự san phẳng và sơn epoxy hệ lăn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số thông tin cơ bản về sơn tự san phẳng để biết được đây là dòng sơn như thế nào, những đặc điểm ưu việt của dòng sơn này là gì và làm cách nào để thi công loại sản phẩm này.
Sơn tự san phẳng là một dòng sản phẩm sơn có tính tự cân bằng và điều hòa bề mặt, tương tự như epoxy, cũng gồm 2 thành phần cao cấp nhằm đem tới tính thẩm mỹ cao cùng với sức chống chịu tác động từ lực bên ngoài, kháng mài mòn cao. Ngoài ra, sản phẩm này còn có cái tên tự san phẳng bởi được thi công bằng phương pháp cào, cán tự phẳng. Sơn tự san phẳng còn được biết tới bằng một số tên khác như: Sơn epoxy tự cân bằng, sơn epoxy Self Leveling, sơn epoxy Lining,… Về tính ứng dụng: Sơn được ứng dụng cao cho các khu vực nhà xưởng yêu cầu chịu tải trọng nặng với lượng xe nâng, xe kéo di chuyển lớn, thường xuyên trên bề mặt… Bên cạnh đó, sơn còn được ứng dụng cho GMP, phòng sạch, dược phẩm, thực phẩm, y tế, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà xưởng, nhà máy,…. bởi đạt đủ các yêu cầu về an toàn cùng một số chỉ tiêu khác.
Một số ưu điểm của sơn epoxy tự san phẳng cần chú ý: Có khả năng chống thấm nước, thấm dầu. Có thể sơn dày hoặc mỏng theo nhu cầu. Tính kháng mài mòn cao, chống chịu môi trường hóa chất hiệu quả. Màu sắc phong phú, hiệu quả thẩm mỹ cao bởi sơn có độ sáng bóng gần như tuyệt đối. Khả năng chống chịu lực hoàn hảo: Có thể chống chịu được lực tác động từ xe tải nâng dưới 16 tấn chạy trên mặt sàn sau khi thi công. Bền đẹp theo thời gian, thông thường độ bền tối đa của loại sơn này là khoảng 7 – 10 năm. Phương pháp thi công thi công đơn giản, thi công trong thời gian ngắn, đặc biệt là đối với đơn vị có kinh nghiệm lâu năm. Giúp kháng khuẩn, kháng bụi bẩn cho bề mặt thi công, dễ vệ sinh lau chùi, thích hợp để thi công phòng sạch, bệnh viện, phòng thí nghiệm hay những công trình yêu cầu cao về sự kháng khuẩn…
Xem thêm: Keo Epoxy trong suốt – Giải pháp thẩm mỹ hiệu quả cho vật liệu nội thất
Để thực hiện quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng, bạn cần hoàn thiện 6 bước sau: Bước 1: Xử lý mặt phẳng, tạo nhám và chân bám cho bề mặt Sử dụng máy hút bụi và các loại thiết bị chuyên dụng khác để mài sàn, xử lý bề mặt những chỗ lồi lõm và đồng thời tạo nhám, chân bám cho bề mặt bê tông, giúp bề mặt có sự liên kết tốt hơn với lớp sơn epoxy. Bước 2: Hút bụi vệ sinh sạch bề mặt sàn Dùng máy hút bụi công nghiệp để vệ sinh khô bề mặt sàn bê tông. Bước này giúp chúng ta loại bỏ bụi bẩn trước khi thi công sơn. Bước 3: Thi công lớp sơn lót epoxy tự san phẳng Nhằm tạo ra liên kết trung gian kết nối giữa sàn bê tông và lớp sơn nền tiếp theo, bạn cần thêm một lớp sơn lót. Bước 4. Thi công lớp thứ nhất sơn tự san phẳng Sơn tự san phẳng lớp thứ nhất có chức năng giúp xử lý, tạo thêm độ bằng phẳng cho bề mặt sàn và loại bỏ hết các bọt khí khi thi công lớp sơn hoàn thiện. Bước 5. Chà ráp bề mặt sàn. Sau khi lớp thứ nhất khô, bạn hãy thực hiện chà ráp bề mặt, giúp loại bỏ bớt các sạn và bụi bẩn trên lớp sơn thứ nhất, đồng thời, gia tăng độ bám dính cho sơn epoxy hoàn thiện. Bước 6: Thi công lớp sơn hoàn thiện của sơn tự san phẳng Trộn đều 2 thành phần A, B của sơn theo yêu cầu từ nhà sản xuất. Đổ hỗn hợp sơn ra sàn, dùng cào để cán đều ra bề mặt, sau đó dùng lô gai phá tan hết bọt khí. Lớp sơn epoxy hoàn thiện này cần được thi công bởi những người thợ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm để đạt kết quả thi công hoàn hảo nhất. Hiên nay, trên thị trường có nhiều mức giá khác nhau cho sơn epoxy tự san phẳng và quy trình thi công nó. Bạn nên cân nhắc kỹ để tìm ra nơi cung cấp dịch vụ hoàn hảo nhất cho mình để công trình đạt hiệu quả thi công tối đa. Trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn được những kiến thức phân loại bổ ích, thú vị!
Xem thêm: Lựa chọn sơn Epoxy sàn nhà cho nền nhà xưởng công trình nhà bạn
Tags: