asdfasfasf
13-06-2024
Chống thấm là một trong những bước cơ bản cho bất cứ công trình nào. Nó giúp bạn bảo vệ hiệu quả cho công trình của mình từ trong ra ngoài. Từ đó, giúp tăng tuổi thọ, tiết kiệm tối đa chi phí tu sửa cho toàn bộ công trình. Tuy nhiên, quy trình này lại bị rất nhiều người bỏ qua vì cho rằng không cần thiết, tốn kém cho chi phí xây dựng công trình. Vậy, toàn bộ chi phí chống thấm cơ bản cho công trình bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé!
Chống thấm là một trong những bước rất phổ biến. Nó giúp bảo vệ kết cấu và tính thẩm mỹ cho các công trình xây dựng. Cụ thể, quy trình này sử dụng một, hoặc nhiều phương pháp để xử lý, ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào trong kết cấu công trình. Làm cho nước không thể thấm giúp bảo vệ công trình tối đa.
Theo các kỹ sư, kiến trúc sư, những người làm lâu năm trong ngành xây dựng, chống thấm cho các công trình xây dựng là một bước cực kỳ quan trọng, có thể được xếp vào mức độ quan trọng ngang hàng với việc xây dựng cấu trúc vào tạo tính thẩm mỹ cho bề ngoài công trình.
Nếu không thực hiện chống thấm, công trình sẽ nhanh chóng xuống cấp, cả về tính thẩm mỹ lẫn cấu trúc bên trong. Mặt khác, với khí hậu nhiệt đới ẩm ướt quanh năm ở Việt Nam, các công trình không thể tránh khỏi các tác hại xấu của thời tiết, vì vậy, thực hiện các biện pháp chống thấm cho công trình sẽ giúp bảo vệ cho các bề mặt của công trình một cách hiệu quả hơn, ngăn chặn sự xâm nhập từ nước, độ ẩm hay các tác nhân khác bên ngoài gây hại cho kết cấu công trình. Đồng thời, tiết kiệm được phần lớn cho phí giải quyết sự cố sau khi bị thấm cho chủ công trình.
Qua đó, có thể thấy, chống thấm là một quy trình rất cần thiết cho công trình.
Để việc chống thấm đạt hiệu quả tốt nhất, đồng thời, tối ưu hóa toàn bộ chi phí cho chủ công trình, trước hết, chúng ta cần lập kế hoạch chống thấm cho công trình, bao gồm các khu vực cần chống thấm và mức chi phí để thực hiện chống thấm ở mỗi khu vực này.
Những khu vực cần chống thấm cơ bản nhất cho một công trình bao gồm: nhà vệ sinh, trần – mái nhà, tường ngoài, đường ống nước và tầng hầm (hoặc hố thang máy).
Tương tự với trần nhà, sân thượng,… tường ngoại thất cũng là khu vực phải tiếp xúc, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác nhân bên ngoài của thời tiết, khí hậu, do đó, nguy cơ thấm dột cũng đạt tỉ lệ rất cao. Vì vậy, đây cũng là một trong những khu vực cơ bản trong công trình cần được thực hiện quy trình chống thấm. Sơn chống thấm tường sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho tường nhà.
Đây là khu vực cơ bản cần chống thấm đầu tiên. Là nơi phải tiếp xúc thường xuyên với nước, cũng là nơi đặt rất nhiều thiết bị vệ sinh như vòi nước, bồn cầu, bình nóng lạnh,… Do đó, nếu không được thi công chống thấm thì tỉ lệ xảy ra thấm dột ở khu vực này sẽ là rất cao.
Trần nhà, hoặc các khu vực phía trên như: sân thượng, ban công, mái nhà,… đều là những khu vực ngoại thất, đồng nghĩa với việc chúng luôn phải chịu các tác động từ thời tiết, khí hậu bên ngoài một cách trực tiếp. Dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt với năng, mưa, bão, gió và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột thường xuyên, các bề mặt này thường bị thay đổi kết cấu vật lý, hoặc là bị co lại, hoặc sẽ bị giãn ra, từ đó, có thể gây ra các vết nứt vỡ, nếu không có các biện pháp chống thấm thì nước sẽ dễ dàng thấm qua, gây hiện tượng thấm dột, ảnh hưởng đến kết cấu công trình phía dưới.
>> Có thể bạn quan tâm: Giải pháp chống nứt bê tông cho sàn mái sân thượng
Đường ống nước là khu vực luôn cần chống thấm đầu tiên trong mỗi công trình. Mang chức năng vận chuyển nước, đường ống nước luôn phải chịu độ ẩm cao từ phía trong đường ống, đi cùng với đó nguy cơ gặp các sự cố về rò rỉ, nứt vỡ ống do áp lực nước đè nén, nếu không muốn phải tốn nhiều chi phí để giải quyết các sự cố thấm dột từ đường ống gây ra, bạn cần đảm bảo quy trình chống thấm cho khu vực này được thực hiện đầy đủ và hiệu quả ngay từ lúc mới hoàn thành lắp đặt đường ống.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý tới quy trình chống thấm của tầng hầm, đặc biệt là với các công trình nhà cao tầng để đảm bảo tính vững chắc của cấu trúc công trình, nâng cao sự an toàn với mọi người sau khi đưa vào sử dụng.
Vậy, cụ thể chi phí thi công chống thấm của mỗi khu vực trong công trình bao gồm những gì? Làm thế nào để tối ưu hóa được mức chi phí này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua phần này nhé!
Nhìn chung, mức chi phí trọn gói cho một quy trình chống thấm sẽ được định giá trên nhiều yếu tố. Bao gồm mức giá của nguyên – vật liệu mà bạn chọn để chống thấm, khu vực chống thấm dễ hay khó thi công, điều kiện tiền chống thấm, đội ngũ thi công có kinh nghiệm nhiều hay ít,…
Với quy trình chống thấm nhà vệ sinh, chúng ta có thể lựa chọn các giải pháp chống thấm khác nhau. Tùy theo nhu cầu và điều kiện của công trình. Thông thường, người ta thường sử dụng Sika hoặc sơn chống thấm, các hóa chất chống thấm có tính kháng nước cao cho khu vực này. Do đó, chi phí chống thấm nhà vệ sinh sẽ dựa vào mức giá của vật liệu chống thấm mà đội thi công sử dụng.
Bên cạnh đó, mức giá dự kiến thi công của các đội thi công chống thấm đặt ra trung bình là từ 200.000 đ – 250.000 đồng/m2. Tuy nhiên, mức giá này còn có thể dao động thấp hoặc cao hơn, tùy vào tay nghề của thợ thi công và tình trạng nhà vệ sinh của bạn.
Với trần nhà, ban công, sàn mái và các khu vực phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân thời tiết bên ngoài. Mức giá thi công chống thấm thường cao hơn, dao động trong khoảng 230.000 đ – hơn 300.000 đồng/m2, tùy vào vật liệu chống thấm. Vật liệu chống thấm của các khu vực này thường là các màng chống thấm, màng khò nóng hoặc màng tự dính, các hóa chất chống thấm khác. Sử dụng hóa chất chống thấm để thi công sẽ tốn ít chi phí hơn do loại vật liệu này không cần chuẩn bị nhiều dụng cụ trước thi công, quy trình thi công cũng đơn giản hơn, tuy nhiên, sử dụng màng chống thấm lại đem đến hiệu quả bảo vệ tuyệt vời hơn cho bề mặt áp dụng.
Mức giá thi công chống thấm cho tường ngoại thất cũng tương tự với các bề mặt khác. Nó phụ thuộc vào giá của vật liệu, thông thường, vật liệu được sử dụng chống thấm cho bề mặt này là sơn chống thấm. Do đó, chi phí sẽ dựa trên loại sơn mà bạn sử dụng, diện tích bề mặt cần sơn, biện pháp thi công và số lớp sơn được thi công.
Để không gây lãng phí nguồn chi phí này, bạn nên lựa chọn những dòng sơn chống thấm có uy tín, được đánh giá cao trên thị trường, đem lại hiệu quả chống thấm tối ưu nhất cho công trình. Một trong những sản phẩm mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn chính là sơn JYMEC – Sơn của người Việt. Với nhiều sản phẩm sơn chống thấm đa dạng, giúp bạn dễ dàng lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với công trình của mình.
Dưới đây là bảng báo giá sơn chống thấm mới nhất của JYMEC
Tên sơn | Loại | Số lượng | Giá bán | Đơn vị tính |
JYMEC – Sơn chống thấm đa năng | 18 L | 1 | 3.675.000 | Thùng |
4 L | 1 | 886.000 | Lon | |
JYMEC – Sơn chống thấm màu | 18 L | 1 | 3.818.000 | Thùng |
5 L | 1 | 1.155.000 | Lon | |
JYMEC- Phụ gia trộn vữa xi măng, bê tông | 19 kg | 1 | 2.225.000 | Thùng |
4 kg | 1 | 488.000 | Lon |
Cuối cùng là chống thấm đường ống nước và tầng hầm . Với các khu vực đường ống nước, hoặc khu vực cổ ống nước, biện pháp chống thấm thường được sử dụng nhiều nhất là băng trương nở, kết hợp cùng vữa rót hoặc màng chống thấm 2 thành phần, vì vậy, mức giá sẽ cao hơn so với các bề mặt khác, dao động từ 290.000 đ/m2 trở lên.
Còn với tầng hầm, các biện pháp chống thấm thường là sử dụng màng chống thấm gốc xi măng, màng khò gốc bitum hoặc sử dụng các hóa chất chống thấm như sika. Do đó, mức giá sự trên nguyên vật liệu sẽ dao động trong khoảng từ 100.000 đ/m2 – 250.000 đ/m2. Trong đó, chống thấm sử dụng vật tư đắt nhất là quy trình sử dụng màng PU, hoặc các loại hoá chất như: Sikalastic 632R, Fosroc Nitoproof 600.,… với mức giá trong khoảng từ 220.000d/m2 đến 250.000d/m2. Chưa tính tới giá thi công chuẩn bị bề mặt dao động trung bình từ 100.000 đ/m2 đến 170.000 đ/m2.
Trên đây là những tổng hợp mức chi phí thi công trung bình phổ biến nhất cho các khu vực thi công cơ bản của một công trình. Từ đó, có thể rút ra được, mức giá thi công chống thấm chủ yếu dựa trên phần lớn là nguyên – vật liệu mà bạn muốn lựa chọn để thi công. Đừng quên để lại những thắc mắc của bạn phía dưới phần bình luận nhé!
Tags: