Tổng quan về sơn Epoxy gốc dầu

Bạn có biết rằng sơn Epoxy gốc dầu là loại sơn nền nhà xưởng xuất hiện sớm nhất trên thị trường Việt Nam. Dòng sản phẩm này có những ưu nhược điểm gì? nó được dùng ở đâu?Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích và có thể đưa ra quyết định nên lựa chọn dòng sơn nào để thi công công trình của mình nhé.

Sơn Epoxy gốc dầu
Sơn Epoxy gốc dầu

1. Sơn Epoxy gốc dầu là gì? Ứng dụng ở đâu ?

Sơn Epoxy gốc dầu là sơn có dung môi dầu, là dòng sơn công nghiệp 2 thành phần được cấu tạo từ nhựa Epoxy, chất đóng rắn Polyamide, bột màu, dung môi và 1 số phụ gia.

Ứng dụng: Được dùng để sơn nền nhà xưởng, tầng hầm, nhà để xe, các nhà máy xí nghiệp sản xuất hóa chất,… và còn sử dụng để sơn cho các kết cấu thép, ngành công nghiệp đóng tàu, sắt thép,….đem đến sự ổn định và tính thẩm mỹ cao.

2. Ưu, nhược điểm của dòng sản phẩm này

Ưu điểm:

  • Có khả năng chống mài mòn tốt
  • Chống trơn trượt hiệu quả
  • Ngăn ngừa hiện tượng bụi bẩn, dễ vệ sinh, lau chùi
  • Khả năng chống thấm cao
  • Đảm bảo bền màu theo thời gian
  • Giá thành rẻ
sơn Epoxy gốc dầu hình 1
Sơn Epoxy gốc dầu có nhiều ưu điểm nổi bật

Nhược điểm:

  • Khá là độc hại: sơn có chứa các dung môi và thành phần bay hơi độc hại của sơn ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình thực hiện. Đây là nhược điểm chính của sơn epoxy gốc dầu. Do đó các nhà sản xuất khuyến nghị nên sử dụng sàn sau 7 ngày để mùi sơn được bay hết và lớp sơn khô cứng hoàn toàn.
  • Độ phẳng của sàn chỉ nằm ở mức độ tương đối: với tổng độ dày màng sơn chỉ từ 150 – 300µm. Phụ thuộc độ phẳng theo bề mặt sàn bê tông và những sàn bê tông có độ gợn sóng cao tiềm ẩn các rủi ro về vấn đề bong tróc, xước sơn.
  • Độ ẩm sơn epoxy gốc dầu chỉ chịu đựng ở mức từ 5 – 8%: với những khu vực có độ ẩm cao > 10% và không thực hiện các biện pháp chống ẩm khi đổ bê tông hay trước khi sơn thì rất khó để có được sàn như mong muốn và bắt buộc phải chuyển qua các dòng sơn khác.

Có thể bạn quan tâm: Giúp bạn phân biệt sơn Epoxy thật giả đơn giản nhất

3. Ứng dụng

Với những công dụng vượt trội của dòng sơn này  nó được ứng dụng vào nhiều công trình cho sơn nền nhà xưởng, nhà máy xí nghiệp, nhà máy thực phẩm, hầm gửi xe, bệnh viện.

Giúp cho các công trình này chống được  ma sát, chịu được lực và chống trơn trượt. Đặc biệt dòng sơn này có thể khử khuẩn, ngăn ngừa nấm mốc, giúp cho bề mặt sàn sạch sẽ.

4. Quy trình thi công sơn Epoxy gốc hiệu quả

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ như: máu trộn sơn, máy chà nhám, máy hút bụi, cọ quét, máy phun sơn…

Bước 2: Kiểm tra bề mặt thi công để biết được tình trạng của bề mặt thi công, xác định được vị trí nứt vỡ, rỗ mốc. Tính toán định mức sơn Epoxy cần thiết

Bước 3: Vệ sinh toàn bộ mặt sàn bằng những dụng cụ chuyên dụng và loại bỏ tất cả các tạp chất, đảm bảo không còn những bụi bẩn dính trên sàn

Bước 4: Thi công sơn lớp lót:

Sau khi chuẩn bị và trộn đều hỗn hợp thì bạn cần phải dùng súng phun sơn hoặc con lăn để tránh cho bề mặt một lớp sơn lót với mục đích làm cho bề mặt chó chất bám dính trong những lần thi công sau

Bước 5: Thi công lớp sơn epoxy gốc dầu

Đợi lớp lót khô bạn sẽ phủ lên trên một lớp epoxy lần 1 để bảo vệ bề mặt sàn. Sau đó đợi tiếp 2-4 tiếng sau cho lớp sơn lần 1 khô sẽ sơn tiếp lần 2.

Bước 6: Hoàn thiện và bàn giao công trình

>> Xem thêm: Cách tiết kiệm chi phí thi công sơn Epoxy

5. Một số lưu ý khi thi công sơn epoxy gốc dầu

sơn Epoxy gốc dầu hình 2
Khi thi công sơn Epoxy gốc dầu bạn cần lưu ý gì?

Với loại sơn gốc dầu này thì bạn tuyệt đối không được sơn ở những bề mặt, môi trường ẩm ướt, nơi có độ ẩm 90%, ngoài ra nhiệt độ thi công sơn không được nhỏ hơn 20 độ C.

Không thi công sơn Epoxy ở môi trường có độ ẩm quá cao, trên 90%.

Sơn epoxy gốc dầu là dung môi dễ bay hơi nên khi thi công cần thi công đúng mục đích.

Sau khi pha hỗn hợp sơn nên sử dụng trong khoảng 1, 2 giờ để sơn không bị đông cứng.

Thi công sơn phải đáp ứng đầy đủ dụng cụ bảo hộ, tránh để sơn dính vào mắt, da.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn “tổng quan về sơn Epoxy gốc dầu”. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về sơn Epoxy gốc nước

Tags: