asdfasfasf
13-06-2024
Hiện tượng nứt trần nhà xảy ra phổ biến đối với các ngôi nhà hiện nay. Đây là vấn đề khiến các gia chủ đau đầu tìm giải pháp khắc phục sao cho triệt để. Vậy, trần nhà bị nứt nguyên nhân do đâu? Tham khao ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trần nhà bị nứt. Tiêu biểu, hai nguyên nhân chính gây rạn nứt là do kỹ thuật xây dựng và do tác động của ngoại cảnh:
Nguyên nhân đầu tên phải kể đến khiến trần nhà bị rạn nứt là do quá trình xây dựng không đạt tiêu chuẩn. Một số ngôi nhà được xây dựng trên phần đất nền có địa chất không ổn định. Phần móng nhà nằm ở bị trí có thể xảy ra hiện tượng nghiêng, lún. Nếu trong quá trình thi công, thợ thi công không khảo sát địa chất chính xác sẽ dễ xảy ra sai sót trong lúc thi công.
Một số kỹ thuật thi công gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình:
Một số tác động ngoại ảnh như: động đất, thời tiết, do hoạt động thi công xây sửa nhà liền kề…cũng là nguyên nhân khiến cho nhà bạn bị nứt.
Đặc biệt, điều kiện thời tiết nước ta nắng nóng cục bộ, mưa thất thường khiến cho vật liệu bê tông trần nhà co ngót. Điều này khiến tạo ra các khe hở trần nhà. Khi gặp nước mưa và một số tác động khác khiến cho vết nứt trở nên sâu hơn, nghiêm trọng hơn. Với nguyên nhân này, hầu hết chủ nhà thường không lường trước và không có sự chuẩn bị an toàn tối ưu cho ngôi nhà.
Để xác định, đánh giá mức độ nghiêm trọng do hiện tượng nứt trần nhà gây nên, cần phải phụ thuộc vào độ nứt của tường. Gia chủ có thể quan sát độ nông sâu của các vết nứt để xác định mức ảnh hưởng của vết nứt tới công trình. Các vết nứt cũng rất đa dạng về hình dáng, vị trí, chính vì vậy bạn cần kiểm tra thường xuyên để tránh những hậu quả nghiêm trọng do vết nứt gây nên.
Một số tác hại nghiêm trọng nhất do trần nhà bị nứt có thể kể đến như:
Thấm đột chính là tác hại lớn nhất khi ngôi nhà xuất hiện các vết rạn nứt. Dù chỉ là vết nứt nhỏ cũng có thể khiến cho nước đọng và thấm dột vào tường nhà. Nếu không có biện pháp khắc phục, nước có thể thấm và lan nhanh chóng. Các món đồ giáp tường có thể bị ẩm và hư hỏng.
Bên cạnh đó, tuỳ vào tình trạng thấm đột, nếu nước ngấm ngàng càng nhiều có thể tiềm ẩn nguy cơ thấm ẩm, làm chập mạch các thiết bị điện. Điều này không những gây thiệt hại về tài sản mà có thể gây nguy hiểm cho an toàn của các thành viên trong gia đình.
Trước tiên, phải kể đến tính thẩm mỹ. Việc thấm dột nước qua các bề mặt tường khiến tường nhà tạo thành từng mảng tường ẩm mốc, loang lổ. Những vết lốm đốm đen trên trần nhà và tường nhà khiến cho ngôi nhà của bạn mất đi tính thẩm mỹ. Sẽ thật mất thiện cảm nếu như bước vào không gian ngôi nhà có những mảng tường như vậy.
Về vấn đề sức khoẻ, những vết nấm mốc, mảng tường loang lổ đó chính là nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Chúng ngày càng phát triển mạnh mẽ, ăn mòn bề mặt tường nhà và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Nấm mốc, vi khuẩn có thể tồn tại ngày trong không khí ngôi nhà. Đây chính là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về hô hấp và da liễu. Những gia đình nào có trẻ nhỏ, người già, đặc biệt là người có tiền sử bệnh hen suyễn cần đặc biệt lưu ý.
Các vết rạn nứt nhỏ có thể hình thành các vết nứt lớn hơn. Những vết nứt lớn thể hiện kết cấu ngôi nhà của bạn đã hư hại và xuống cấp trầm trọng. Khi các vết nứt không còn dừng lại ở việc gây mất thẩm mỹ, nó còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến kết cấu bền bỉ của ngôi nhà. Các trường hợp không kiểm soát được tình trạng thấm dột, lâu dần công trình có thể nứt gãy quá độ và dẫn đến sập.
Thực tế, hiện tượng nứt trần nhà tạo nên những khe hở lớn nhỏ khác nhau luôn khiến chủ nhà bất an lo lắng. Hiện tượng này gây hậu quả nghiêm trọng và nguy hiểm cho thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, hậu quả cũng như mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào tình trạng của vết nứt.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng, chủ nhà cần căn cứ vào độ sâu, kích thước của vết nứt. Phạm vi ảnh hưởng của vết nứt lớn hay nhỏ từ đó xác định vết nứt vữa hay vết nứt bê tông.
Đối với các vết nứt nhỏ thường là vết nứt vữa sẽ không phát triển thêm. Những vết nứt này thường chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chung của ngôi nhà. Chỉ cần khắc phục đơn giản, nó sẽ không nguy hiểm đến kết cấu của ngôi nhà.
Đối với các vết nứt có chiều sâu và dài. Đây là những vết nứt bên trong kết cấu bê tông. Những vết nứt này nếu không xử lý nhanh chóng và chính xác có thể ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Nếu vết nứt có nguyên nhan bắt nguồn do kết cấu nền móng bị sụt lún hoặc quá tải.
Khi xác định được nguyên nhân vết nứt trần nhà, chủ nhà cần có các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời bảo vệ ngôi nhà của mình. Tuỳ vào tình trạng vết nứt, sẽ có một số cách khắc phục hiệu quả khác nhau. Một số cách được nhiều người sử dụng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến như:
Sử dụng sơn chống thấm trần nhà được rất nhiều gia đinh tin dùng để sử bảo vệ trần nhà. Phương pháp này được áp dụng như một lớp áo bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác động gây hại dẫn đến hiện tượng nứt trần nhà. Với chi phí thấp, sơn giúp đem lại tính thẩm mỹ cao, tăng độ bền bỉ, kéo dài tuổi thọ trần nhà, giúp gia chủ tiết kiệm các chi phí khắc phục về sau. Tuy nhiên, đối với các vết nứt lớn, sơn chống thấm sẽ không đem lại hiệu quả bảo vệ tối ưu. Gia chủ chỉ nên sử dụng nó như một giải pháp thi công ngay từ bước đầu xây dựng.
>> Xem thêm: Giải pháp chống thấm trần nhà hiệu quả triệt để 100%
Trần nhà bị nứt thành các vết nứt chân chim hoặc vết nứt nhỏ có thể được xử lý khắc phục đơn giản với keo chống thấm. Để tránh các vết nút này phát triển và hình thành vết nứt lớn hơn, gia chủ cần tiến hành bơm keo vào các vị trí có vết nứt. Xử lý vết sét với keo một cách hợp lý có thể khắc phục được hiện tượng thấm dột và bảo vệ kết cấu ngôi nhà.
Đối với các vết nứt lớn cần xử lý theo cách đục vết nứt theo hình chữ V. Vết nứt cần được tiến hành đục rộng từ 1-5 cm. Tiến hành vệ sinh vết nứt đã được đục, bơm chất chống thấm và trám kín lại vết nứt. Đây là cách khắc phục tối ưu cho các vết nứt có độ rộng và sâu.
Tóm lại, trần nhà bị nứt nguyên nhân do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định rõ nguyên nhân gây nứt trần nhà giúp gia chủ có thể xử lý và bảo vệ tối ưu ngôi nhà của mình. Qua bài viết, hy vọng sẽ cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích và cần thiết. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích khác nhé!
>> Xem chi tiết về chống thấm thấm trần nhà bị nứt TẠI ĐÂY
Tags: