Mách bạn một số ứng dụng của sơn Epoxy cực hữu ích

Sơn Epoxy là một dòng sơn mang lại nhiều ứng dụng và có nhiều lợi ích tuyệt vời hơn so với các dòng sơn trong cùng phân khúc ở hiện nay. Vậy, dòng sơn này có thể dùng ở những công trình nào, với mục đích như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về những ứng dụng của sơn epoxy ngay trong bài viết này của chúng tôi nhé.

1. Khái niệm sơn Epoxy

Sơn Epoxy hay còn được biết đến với tên gọi “sơn sàn Epoxy” là một dòng sơn công nghiệp đã và đang được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Với cấu tạo từ 2 thành phần chính: A (nhựa Epoxy và phụ gia khác) và B (chất xúc tác là chất đóng rắn polyamide). Vì các phân tử trong sơn Epoxy không thể tự gắn kết với nhau nên người ta mới phải trộn 2 thành phần A, B để gắn kết được các phân tử này.. ứng dụng của sơn epoxy Sau khi được trộn lại theo tỷ lệ nhất định từ nhà sản xuất và thi công, đóng rắn hoàn toàn, epoxy thường tạo ra một lớp phủ bề mặt ngăn ngừa mài mòn và trầy xước tốt cho nơi thi công. Ngoài ra, nó còn giúp chống lại hầu hết hóa chất như dung môi, axit, muối, kiềm,… Một số tính năng nổi bật phải kể đến của sơn epoxy là chống tĩnh điện, rỉ sét, chịu được ăn mòn từ hóa chất, axit…. Chính vì vậy, dòng sơn này được lựa chọn sử dụng nhiều trong công nghiệp chất phủ bề mặt, có mặt ở nhiều công trình với nhiều ứng dụng và chức năng khác nhau. ứng dụng của sơn epoxy hình 2 Trên thị trường, sơn Epoxy hiện nay được cung cấp bởi một số thương hiệu nổi tiếng như: KCC, Jotun, Nippon, Carboline, ChokWang, JYMEC >> Xem thêm: Tìm hiểu ngay những lưu ý khi mua sơn Epoxy mà bạn cần biết

2. Ứng dụng của sơn epoxy

Về tính ứng dụng của sơn epoxy, phải kể đến một số ứng dụng công trình như:

  • Sử dụng trong các môi trường phải chịu nhiều tác động từ hóa chất như nhà máy sản xuất, xưởng thi công:
  • Sơn thường có độ bền cao ngay cả khi ngập trong nước. Khả năng kháng hóa chất và dung môi đạt hiệu quả lớn.
  • Có tính kháng kiềm và chống lại axit. Bảo vệ bề mặt thi công khỏi những chất độc hại, tăng tuổi thọ sử dụng lâu dài.
  • Bảo vệ bề mặt kim loại khỏi sự ăn mòn của các tác nhân độc hại. Có sức chịu nhiệt độ rất lớn, lên đến trên 120° C.

ứng dụng của sơn epoxy hình 3 Sử dụng cho trường học, bãi đỗ xe, trung tâm thương mại:

  • Độ bám dính của sơn cao, giúp giảm ma sát, tạo bề mặt cứng, có khả năng chống chịu va đập tối ưu. Giúp chống thẩm thấu từ nước và chịu được các tác động cơ học từ bên ngoài như vận chuyển hàng hóa, sự chạy nhảy,…
  • Tạo ra độ bóng cao cho bề mặt kim loại, nâng cao hiệu quả thẩm mỹ, bắt mắt với người sử dụng.
  • An toàn cho bề mặt chứa nước sinh hoạt dùng hàng ngày của mỗi gia đình.
  • Sơn dành cho nhiều bề mặt không chỉ mỗi bê tông, mà cả gỗ và kim loại, dễ dàng vệ sinh nếu bị vấy bẩn.

3. Quy trình thi công sơn epoxy

Các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi thi công: Máy hút bụi, máy chà nhám, máy mài sàn bê tông, cọ quét, rulo, máy trộn sơn, phun sơn… Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công Bề mặt thi công cần được vệ sinh sạch sẽ đầu tiên. Để làm sạch nền sàn, bạn nên sử dụng máy hút bụi và máy chà nhám. Loại bỏ những dị vật, vết bẩn bám dính và làm phẳng sàn nhà trước khi sơn. Bước 2: Sơn lót Để tạo ra độ bám dính vững chắc giữa bề mặt thi công và lớp phủ Epoxy. Sơn lót sẽ giúp lớp phủ Epoxy được bóng mịn, đều màu hơn sau khi thi công. Bước 3: Sơn phủ Epoxy Trộn sơn theo đúng tỉ lệ yêu cầu của nhà sản xuất. Đợi sơn lót khô hoàn toàn, và quét đều lớp sơn phủ Epoxy lên bề mặt thi công bằng các dụng cụ chuyên dụng. Bước 4: Nghiệm thu công trình Sau khi khô hoàn toàn bề mặt thi công, bạn hãy tiến hành công tác dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra và nghiệm thu kết quả công trình. ứng dụng của sơn epoxy hình 4 Trên đây là toàn bộ thông tin về những ứng dụng của sơn epoxy hiện nay. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích.

Có thể bạn quan tâm: Mua sơn epoxy ở đâu để có được chất lượng tốt nhất

Tags: