Vật liệu chống thấm được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Vật liệu chống thấm có những loại nào? Chọn mua sản phẩm nào tốt? Cùng tìm hiểu ngay về các sản phẩm vật liệu chống thấm hiện này để đưa ra được sự lựa chọn đúng và phù hợp với từng mục đích sử dụng.

1.Thấm dột và nguyên nhân gây ra thấm dột

Thấm dột là một hiện tượng xảy ra vô cùng phổ biến ở các công trình xây dựng. Đặc biệt ở nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, chênh lệch nhiệt độ gây nên hiện tượng co ngót làm công trình dễ nứt bê tông, tường bị thấm mốc Hiện tượng thấm dột gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình. Nó gây mất mỹ quan và giảm chất lượng sống của người sử dụng. Việc bị thấm, mốc là điều khó tránh khỏi, vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này Nguyên nhân gây ra thấm dột

  • Khi bề mặt bê tông tiếp xúc với nước lâu dài qua hàng ngày, hàng tháng nước sẽ xâm nhập  vào các khe hở ở bề mặt gây ra hiện tượng thấm bên trong.
  • Bên cạnh đó có khoảng 50% trường hợp thấm dột liên quan đến đường ống cấp thoát nước có thể do chất lượng ống, mối nối bị lỗi, thi công chưa tốt,..
  • Thấm từ trên xuống là việc ai cũng biết nhưng cũng có trường hợp thấm ngược từ dưới nền nhà do việc chống thấm chân tường cũng không tốt

Những phần công trình chịu tác động của tự nhiên và phần công trình liên quan tới việc sinh hoạt sử dụng nước. Về mặt kiến trúc ta phân loại như sau:

  • Các phần bị thấm bởi nước mưa: tường, mái, sàn ban công,.
  • Các phần bị thấm bởi nước sử dụng: sàn, tường, hộp kỹ thuật, nhà vệ sinh,..
  • Khu vực liên quan tới bể chứa: bể nước ngầm, về nước thải

hiện tượng trần nhà bị thấm dột

Tình trạng trần nhà bị thấm đột

>> Xem thêm: Chống thấm cho trần nhà bị nứt hiệu quả

2. Vật liệu chống thấm là gì? Lý do cần chống thấm

2.1 Vật liệu chống thấm

  • Vật liệu chống thấm là những phương pháp sử dụng những vật liệu, vật dụng để ngăn chặn nước, thâm nhập xuyên qua tràn vào trong bê tông. Với những khu vực thường xuyên chịu tác động của nước, ta nên cân nhắc việc chống thấm ngay từ đầu. Không nên để xảy ra sự có dột thấm rồi mới xử lý thì không chỉ mất thời gian công sức mà còn tốn nhiều chi phí nhân công cũng như vật liệu,..
  • Việc chống thấm từng vị trí khác nhau thì cách tiến hành xử lý cũng sẽ khác nhau. Vì vậy tùy vị trí nhà, công trình hay điều kiện thời tiết từng khu vực sẽ chọn ra một phương pháp chống thấm có độ bền cao và dễ thi công

2.2 Lý do cần chống thấm

Một vài lý do chính cho thấy việc chống thấm là quan trọng:

  • Thứ nhất: điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta
  • Thứ hai: bất kì công trình nào cũng chịu tác động lún sụt, nguyên nhân dẫn tới các vết nứt phá của bê tông là nguồn gốc cho quá trình thấm dột
  • Thứ ba: khi bị ẩm mốc là điều kiện tốt để vi khuẩn, nấm mốc xuất hiện gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và vệ sinh đặc biệt là sức khỏe của mọi người trong gia đình. Khi công trình bị thấm mốc lâu dài sẽ làm vật liệu nhanh chóng bị xuống cấp ảnh hưởng tới độ bền, tính an toàn cho ngôi nhà

Những lợi ích của việc chống thấm từ đầu:

  • Vật liệu chống thấm là lớp giáp bảo vệ cho công trình
  • Việc đầu tư chống thấm từ đầu tiết kiệm nhiều chi phí
  • Vật liệu chống thấm làm tăng tính kiên cố cho nhà, công trình

3. Các loại vật liệu chống thấm và quy trình chống thấm hiệu quả

3.1 Sơn chống thấm

Sơn chống thấm đặc biệt dùng cho các bề mặt vữa trát xi măng hay bê tông như sàn mái. Nó có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ trên xuống dưới cho các bề mặt nằm ngang và chống thấm từ phía được thi công của bề mặt thẳng đứng. Thường sử dụng để sơn lên trên bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước thường là sơn trên tường lớp ngoài cùng quá tình thi công sơn chống thấm

Quá trình thợ đang tiến hành sơn chống thấm

>> Xem thêm:

  • Bảng giá sơn chống thấm JYMEC mới nhất
  • Sơn chống thấm tốt nhất hiện nay là của hãng nào?

3.2 Vật liệu chống thấm phun hoặc quét để tạo màng

Vật liệu chống thấm này ở dạng là hóa chất lỏng. Bạn có thể dùng để phun hoặc quét lên những bề mặt cần chống thấm. Nó có tác dụng như tạo lên một lớp áo bảo vệ trước khi bắt đầu thi công công trình. Vật liệu này có ưu điểm chống thấm tốt.  Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian thi công. Đặc biệt trong điều kiện không khí có độ ẩm cao, việc sử dụng vật liệu phun quẹt tạo màng giúp chống thấm hiệu quả hơn cho trần nhà, mái nhà

3.3 Băng cản nước chống thấm

2 loại băng cản được đưa vào dự án ở các công trình tại Việt Nam là: waterstop và waterbar

  • Waterstop thường được dùng cho các công trình ngầm và thi công các công trình khác ngoài xây dựng
  • Waterbar dùng chuyên dùng cho chống thấm mạch ngừng bê tông

áp dụng băng cản nước để chống thấm

Áp dụng băng cản nước để chống thấm

3.4 Quy trình sử dụng vật liệu chống thấm

Đầu tiên việc quan trọng nhất là chọn ra 1 loại vật liệu phù hợp với công trình nhà mình.. Hầu hết mọi loại vật liệu chống thấm cùng có một cách thi công công chung như sau:

  • B1: Vệ sinh bề mặt, đục bỏ phần bê tông thừa, tạo mặt phẳng
  • B2: Vá những khe nứt bằng các vật liệu chống thấm để đạt độ đàn hồi cao
  • B3: Vệ sinh những lớp bụi bẩn để tăng độ bám cho những vật liệu dạng màng, quẹt,.. Sau đó tiến hành thi công chống thấm

Trên đây là những vật liệu chống thấm phổ biến nhất hiện nay trong lĩnh vực xây dựng. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn lựa chọn được vật liệu phù hợp với từng mục đích dử dụng của minh. Đừng quên để lại ý kiến phía dưới phần bình luận nhé! >> Xem thêm: Cách chống thấm bể nước hiệu quả nhất

Tags: