Vật liệu chống thấm Composite và những điều cần biết

Bên cạnh những loại vật liệu chống thấm như sơn chống thấm, màng khò chống thấm, sika chống thấm…thì một loại vật liệu chống thấm khác là Composite cũng là giải pháp chống thấm tối ưu cho mọi công trình. Vật liệu chống thấm Composite có khả năng chống thấm nước, chống lại sự ăn mòn của hóa chất, rỉ sét, chịu được áp suất lớn, có độ bền cao,…sẽ bảo vệ công trình của bạn luôn được bền đẹp theo thời gian. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về loại vật liệu này qua bài viết sau đây nhé.

1. Tìm hiểu về vật liệu chống thấm Composite

Composite là một vật liệu dùng để chống thấm được tổng hợp từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau như Polyme, sợi thủy tinh, Sợi Amiang, sợi Silic và một số hợp chất kim loại như thép, đồng, nhôm. Những hợp chất này phối trộn với nhau chúng sẽ sinh ra những đặc tính như khả năng chịu nhiệt, chịu lực, chống thấm, chống ăn mòn hay rỉ sét từ hóa chất,…

vật liệu chống thấm gốc composite
vật liệu chống thấm Composite

Ứng dụng của vật liệu chống thấm gốc Composite: Vật liệu chống thấm này được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như chống thấm bể bơi; chống thấm bể xử lý nước thải; chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm tường ngoài, sàn hầm, chống thấm sân thượng, xử lý ăn mòn….

2. Vì sao nên sử dụng chống thấm Composite

Một số ưu điểm nổi bật của vật liệu chống thấm Composite:

  • Vật liệu chống thấm Composite có khả năng chống lại sự thẩm thấu của nước nước, có khả năng chịu nhiệt tốt. Ngoài ra nó còn có thể chống tia UV, chống cháy tuyệt vời. Và đặc biệt chúng không bị lão hóa khi gặp sự biến đổi đột ngột của thời tiết, khí hậu.
  • Vật liệu chống thấm Composite có độ cứng bền vững, chịu được sự va đập và có thể uốn kéo một cách dễ dàng.
  • Nó còn có khả năng chống rỉ sét, chống ăn mòn tối ưu và không bị ảnh hưởng bởi hóa chất.
  • Loại vật liệu chống thấm này không dẫn điện nên an toàn tuyệt đối với người sử dụng.
  • Giá thành tương đối phải chăng, nhưng chất lượng nó mang lại thì rất tuyệt vời.
  • Màu sắc của loại vật liệu chống thấm này rất tươi sáng, phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho công trình.
  • Chống thấm Composite rất dễ dàng thi công và sử dụng. Nó có tuổi thọ chống thấm cao.
  • Các vật liệu chống thấm gốc Composite
  • Với những tính năng vượt trội như trên thì chống thấm Composite là sản phẩm hoàn hảo để chống thấm cho mọi công trình.

>> Bài viết nổi bật: Kinh nghiệm chọn mua sơn chống thấm chất lượng tốt nhất

3. Quy trình chống thấm Composite

Bước 1: Xử lý bề mặt cần thi công  Trước tiên cần phải khảo sát bề mặt thi công, tại các vị trí lồi lõm cần phải xử lý bằng máy mài. Việc sử dụng máy mài để tránh tình trạng bong tróc trong quá trình thi công. Sau khi xử lý xong bề mặt cần phải vệ sinh sạch sẽ bằng cách sử dụng máy hút bụi để hút toàn bộ bụi bẩn trên bề mặt thi công. Loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và tạp chất bên trên bề mặt để các bước thi công tiếp theo được thuận lợi hơn. Bước 2: Pha chế vật liệu chống thấm composite Trước tiên cần chuẩn bị vật liệu composite và  xi măng  sau đó pha hỗn hợp đó vào với nhau theo tỷ lệ 1:1 rồi khuất đầy để nó thành một hỗn hợp đồng nhất Đối với các công trình ngoài trời có thể tăng tỷ lệ composite thành ⅓ để tăng thêm độ bền. Khi thi công chống thấm composite tuyệt đối không được pha thêm nước để không bị giảm chất lượng và hiệu quả trong quá trình thi công Bước 3: Thi công chống thấm composite Trước tiên cần phải bọc lớp phủ vữa đã pha. Trong quá trình thi công bước này cần phải lăn đều tay, đặc biệt là tại vị trí chân  tường và các góc.  Đợi lớp màng khô khoảng 20 phút thì phủ vải tissue để kết nối được với lớp keo thứ nhất. Lớp thứ hai  làm tương tự như lớp thứ nhất. 

4. Một số vật liệu chống thấm gốc Composite

Keo chống thấm Composite:

Loại keo này được gia cường bằng vải thủy tinh kết hợp với vải Tissue nên chúng có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của nước hiệu quả. Và chúng có tính ổn định và độ bền cao dưới sự tác động của thời tiết và môi trường khắc nghiệt bên ngoài. Nguyên tắc chống thấm của keo Composite: Khi ở dạng lỏng keo sẽ thẩm thấu vào các mao dẫn trong bê tông, sau đó nó tự đóng rắn và lấp kín các mao dẫn, tạo chân bám chắc trong bê tông và tạo thành một lớp màng chống thấm trên bề mặt bê tông. Keo chống thấm Composite có thể ứng dụng cho mọi hạng mục công trình như: Chống thấm sàn, mái, tường, nền móng, tầng hầm, nhà vệ sinh, lô gia, bồn cây, bể nước các loại, bể ngầm, bể bơi…

vật liệu chống thấm gốc composite hình 2
Keo chống thấm Composite

Màng chống thấm Composite:

Lớp bọc chống thấm composite FRP có khả năng kháng ăn mòn của chi tiết cần bảo vệ ví dụ như bồn chứa hóa chất trong dây chuyền xi mạ sơn tĩnh điện, hay bồn chứa nước thải trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và dân dụng.

Ứng dụng của loại bọc phủ chống thấm bằng màng Composite là:

  • Dùng để bọc phủ chống thấm các loại sàn tàu, tàu chở hàng.
  • Dùng bọc phủ đường ống nước thải, để không gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước ngầm sinh hoạt.
  • Hay được dùng để bọc phủ lót nền hồ chứa chất lỏng, axit và lót sàn.
  • Nó còn được dùng để bọc phủ các bồn xi măng, sắt, inox, bê tông…

Hoặc sử dụng để bọc phủ cho nhà xưởng, nhà kho thường xuyên vận chuyển hay tiếp xúc với hóa chất, axit ăn mòn. Màng chống thấm Composite còn có thể chống thấm tầng hầm (bao gồm nền, tường,…), nền khu vệ sinh, mái nhà hay thậm chí sửa chữa chống thấm mái tôn bị dột,….

vật liệu chống thấm gốc composite hình 3
Màng chống thấm Composite

Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn về vật liệu chống thấm Composite. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã biết thêm về một loại vật liệu chống thấm nữa với nhiều công dụng tuyệt vời để từ đó có thêm sự lựa chọn để chống thấm cho công trình của mình.

 Xem thêm: Sử dụng sơn chống thấm cho sân thượng có tốt không

Tags: