Vệ sinh bảo dưỡng bề mặt sân tennis đúng cách

Vệ sinh bảo dưỡng bề mặt sân Tennis là một trong những việc cần đặc biệt chú trọng trong các sân chơi chuyên nghiệp. Bề mặt sân tốt, đạt chuẩn giúp đem lại trải nghiệm chơi bóng tốt nhất cho người chơi và được đánh giá cao. Vậy thực hiện vệ sinh bảo trì sản như thế nào cho đạt chuẩn. Cùng theo dõi ngày bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao cần vệ sinh, bảo trì sân Tennis

Tennis là môn thể thao được yêu thích và ưa chuộng phổ biến hiện nay. Với nhu cầu sử dụng sân chơi ngày càng cao, các tiêu chí yêu cầu chất lượng sân chơi cũng yêu cầu khắt khe hơn. Sân cần phải đạt đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật bề mặt sân giúp nâng cao tính chuyên nghiệp của người chơi.

Sau một thời gian đưa vào hoạt động, chất lượng sản sẽ giảm đi theo thời gian. Ngay cả những bề mặt sân được thi công tỉ mỉ với kỹ thuật cao cũng sẽ có ít nhiều dấu hiệu của sự xuống cấp. Để bảo vệ chất lượng bề mặt sân Tennis, viện vệ sinh, bảo dưỡng sân thường xuyên là điều cần thiết. Cụ thể, quá trình vệ sinh bảo trì sân đem lại những lợi ích tối đa cho sân chơi và trải nghiệm người chơi như:

  • Giúp tối ưu bề mặt sân đạt chuẩn, đảm bảo các hoạt động diễn ra trên sân một cách tốt nhất.
  • Nâng cấp, cải tạo sân giúp phát huy công dụng tối đa, tăng trải nghiệm cho người chơi.
  • Đảm bảo đem lại tính thẩm mỹ tối đa cho bề mặt sân.
  • Nâng cao tuổi thọ bền bỉ cho sân, tiết kiệm chi phí thi công sửa chữa sân.
Vệ sinh, bảo trì sân Tennis
Vệ sinh, bảo trì sân Tennis

2. Vệ sinh bảo dưỡng sân cần thực hiện những gì?

Việc vệ sinh, bảo trì sân Tennis có rất nhiều công việc cần thực hiện. Đặc biệt, đối với bề mặt sân ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách, lối chơi của người chơi đòi hỏi cần thực hiện tỉ mỉ, chi tiết. Cụ thể, các công việc chính cần thực hiện khi vệ sinh, bảo dưỡng bề mặt sân có thể kể đến như:

  • Làm sạch bề mặt sân
  • Vệ sinh những vật dụng trên sân như: cột căng lưới, ghế nghỉ, lưới, bóng,…
  • Kiểm tra, khắc phục những khuyết điểm trên bề mặt sân
  • Đảm bảo hệ thống chiếu sáng đầy đủ cho sân chơi
  • Kiểm tra chất lượng sàn sân, sơn lại sàn sân Tennis nếu cần thiết

Vệ sinh sân tennis cần làm gì
Vệ sinh sân tennis cần làm gì
>> Xem thêm: Khi nào nên tiến hành sơn lại bề mặt sân Tennis mới

3. Một số mẹo vệ sinh, bảo dưỡng sân Tennis

Bề mặt sân Tennis được chăm sóc, vệ sinh và bảo dưỡng tốt sẽ có độ bền bỉ cao hơn so với những bề mặt không được chăm sóc.

3.1 Thường xuyên vệ sinh sân thể thao

Việc vệ sinh bề mặt sân Tennis thường được thực hiện một tháng một lần. Những mảnh vụn hữu cơ nấm mốc thường xuất hiện ở những khu vực góc sân hoặc những nơi có bóng râm. Một số bề mặt sân tennis trong nhà thường được hút bụi thường xuyên và vệ sinh  ướt bằng dung dịch tẩy rửa một năm một lần. Lớp sơn phủ Acrylic giúp hạn chế, ngăn chặn nấm mốc phát triển. Một số bề mặt khi lớp sơn phủ này xuống cấp sẽ dẫn đến tình trạng nấm mốc. Việc vệ sinh bằng dung dịch thường xuyên giúp loại bỏ nấm mốc, đem lại tính thẩm mỹ cho sân.

3.2 Loại bỏ nước đọng trên sân

Vệ sinh sân bằng vòi rửa phun nước giúp vệ sinh bề mặt sân thể thao. Tuy nhiên, sau khi vệ sinh bằng nước mà bề mặt sân không được khô đúng cách có thể khiến bụi bẩn tích tụ trong nước và đọng lại trên bề mặt sân. Chúng giống như những mảnh giấy nhám dưới chân tạo sự khó chịu cho người chơi và tạo sự mài mòn trên bề mặt. Bạn nên tiến hành làm khô bề mặt  sân đúng khách sau khi vệ sinh bằng nước. Không nên sử dụng các hệ thống tưới tiêu xung quanh sân phun lên bề mặt sân.

Chú ý đến hệ thống thoát nước cũng là công việc quan trọng khi xây dựng cũng như vệ sinh, bảo trì bề mặt sân Tennis. Nên tối ưu dòng chảy của nước tránh khiến cho sân bị đọng nước ảnh hưởng đến hoạt động tập luyện và thi đấu của người chơi.

Không nên phun nước rửa sân hoặc là mát sân quá lâu. Điều này có thể khiến bề mặt sân Tennis của bạn bị thừa độ ẩm. Khi ánh mặt trời chiếu xuống, nhiệt độ tăng cao làm sân nóng lên có thể khiến cho lớp sơn sàn sân bị bong tróc, phồng rộp.

Mẹo vệ sinh sân tennis
Mẹo vệ sinh sân tennis

3.3 Vệ sinh tẩy rêu mốc sân Tennis

Đối với những bề mặt sân Tennis đã được khai thác và sử dụng trong suốt thời gian dài. Một số hiện tượng thời tiết và hoạt động của con người có thể khiến sân bị nấm mốc, rong rêu và mảng bám trên bề mặt sân. Bạn cần phải tẩy rửa cân bằng cách:

  • Sử dụng các hóa chất diệt cây cỏ dại hoặc loại bỏ bằng tay.
  • Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng vệ sinh sạch những phần sân bị nấm mốc và rêu cáu.
  • Pha dung dịch chất tẩy rửa trung tính có độ Ph =7 để tẩy rửa và loại bỏ bụi bẩn.
  • Sử dụng bàn chải, chổi mềm hoặc máy chà sàn gắn mâm bàn chải giúp vệ sinh bề mặt sân.

Bên cạnh cách truyền thống sử dụng dung dich tay rua, ngày  nay bạn có thể tẩy rêu mốc trên sân bằng nhiều phương pháp công nghệ mới như máy phun tăng áp với dây dẫn nước dài. Phương pháp này có thể giúp vệ sinh được bốn góc của  sân tennis và làm sạch bề mặt sân một cách đều đặn, dễ dàng và nhanh chóng.

3.4 Sửa chữa và sơn phủ lại bề mặt sân Tennis

Tuổi thọ của sàn sơn sân Tennis thông thường có chu kỳ tuổi thọ từ 5-8 năm. Ngay cả khi bề mặt sân của bạn được thi công tủ mỉ với vật liệu sơn tốt nhất, sau khoảng thời gian này sân vẫn sẽ có ít nhiều dấu hiệu xuống cấp. Bạn cần tiến hành kiểm tra chất lượng bề mặt, thi công sửa chữa phần sân bị xuống cấp hoặc tốt hơn là sơn lớp sơn phủ mới cho bề mặt sân. Điều này giúp tối ưu tính thẩm mỹ cho sân và tạo ra sân chơi chất lượng, tối ưu trải nghiệm thi đấu, tập luyện cho người chơi.

Thi công sơn phủ lại sân tennis
Thi công sơn phủ lại sân tennis

4. Hướng dẫn vệ sinh bảo dưỡng sân tennis định kỳ

Một số hướng dẫn cơ bản giúp vệ sinh, bảo dưỡng bề mặt sân tennis ví dụ như:

Mỗi ngày:

  • Tiến hành gạt hết nước đọng trên mặt sân nếu sân không có mái che.
  • Sau khi sử dụng sân xong cần thu dọn rác thải, lá cây và các mảnh vụn khác.
  • Kiểm tra và khắc phục nhanh chóng những thiệt hại đến sân sau khi sử dụng.

Mỗi tuần: 

  • Làm sạch khu vực thi đấu, đường biên sân và lưới.

Hàng tháng:

  • Tẩy rửa vệ sinh sân bằng nước sạch.
  • Làm sạch hai đầu của sân Tennis, loại bỏ các vật liệu thừa.

Hàng quý: 

  • Sơn chấm vá các đường lưới bao nếu cần thiết.
  • Kiểm tra các khu vực có mật độ di chuyển cao như: đường sơn kẻ vạch, khu vực hát bóng, giao bóng…

Hàng năm:

  • Đánh giá yêu cầu bề mặt sân Tennis từ đó đưa ra kế hoạch bảo dưỡng phù hợp.
  • Thi công bảo dưỡng nền sân Tennis, lưới sân, hệ thống đèn chiếu, kiểm tra và khắc phục các vết nứt…
Vệ sinh bảo dưỡng tennis thường xuyên
Vệ sinh bảo dưỡng tennis thường xuyên

Chúng ta luôn mong muốn có được không gian sân chơi sạch sẽ, chuyên chuyện, sáng đẹp. Để làm được điều đó, vệ sinh bảo dưỡng bề mặt sân Tennis rất quan trọng và cần thiết. Hãy để lại ý kiến của bạn phía dưới phần bình luận nhé!

Tags: