asdfasfasf
13-06-2024
Khái niệm: Vữa chống cháy Là loại vật liệu chống cháy kết cấu xi măng, dạng bột vữa khô. Thành phần chính bao gồm gốc xi măng Portland, thạch cao và kết hợp cùng các chất phụ gia. Trong xây dựng, đây là vật liệu được sử dụng phổ biến cho các bề mặt công trình nhà xưởng. Với công dụng chính là bảo vệ các bề mặt kết cấu kim loại trước tác động của nhiệt độ. Các bề mặt vật liệu được phủ vữa sẽ có khả năng chịu nhiệt tối đa, hạn chế thiệt hại khi gặp hỏa hoạn.
Đặc điểm:
Hiện nay trên thị trường có hai sản phẩm chống cháy dạng vữa phổ biến nhất.
Là sản phẩm có nguồn gốc từ các loại khoáng sản, kết hợp với xi măng và chất phụ gia. Qua quy trình phối trộn tạo thành hợp chất có khả năng chống cháy. Loại vữa này thường được ứng dụng phun cho các công trình sản xuất dầu khí, nhà xưởng, nhà ống,…
Ưu điểm khi sử dụng loại vữa thông thường là thi công dễ dàng, sửa chữa đơn giản. Lớp vữa sau khi phun có độ dày cứng, bền chắc, bảo vệ tối đa cho công trình.
Là sản phẩm vữa có chất lượng tốt hơn dòng vữa thông thường. Thành phần của loại vữa này có nguồn gốc từ các khoáng chất đặc biệt, tính chịu nhiệt cao hơn. Độ bền chắc và khả năng bám dính bề mặt của vữa cách nhiệt vượt trội hơn. Mức nhiệt tối đa mà lớp vữa có thể chịu được lên tới 1200 độ C, đảm bảo hiệu quả chống cháy tốt nhất cho công trình.
Loại vữa này được thi công bằng cách phun trực tiếp lên bề mặt sắt thép cần chống cháy. Lớp vữa phủ có độ rắn và bề dày nhất định, tính linh hoạt cao khi tiếp xúc với nhiệt độ. Đảm bảo khả năng chống cháy hoàn hảo cho công trình, bảo vệ an toàn cho người và tài sản.
>> Xem thêm: Sơn chống cháy và những thông tin bạn cần biết
Với những ưu điểm lớn đã kể trên, vữa chống cháy ứng dụng tốt cho các bề mặt công trình:
>> Xem thêm: Biện pháp chống cháy nổ cho chung cư hiệu quả nhất
Tham khảo ngay các bước thi công chống cháy theo đúng quy chuẩn sau đây:
Sử dụng các loại thiết bị làm sạch (máy phun cát, bàn chà,…) để làm sạch bề mặt thi công. Loại bỏ tất cả bụi bẩn và tạp chất còn đọng trên bề mặt sắt thép. Đảm bảo bề mặt khô ráo, sạch sẽ để đạt hiệu quả chống cháy tối ưu cho công trình.
Lớp lót chống rỉ có công dụng tăng độ bám dính giữa lớp vữa chống cháy và bề mặt vật liệu. Hạn chế quá trình ăn mòn kim loại, bảo vệ bề mặt kết cấu sắt thép luôn bền đẹp. Ưu tiên sử dụng các công cụ thi công sơn chống rỉ chuyên dụng (súng phun, cọ, rulo) để sơn lót chống rỉ trước khi thi công chống cháy dạng vữa. Điều này giúp tạo bề mặt phẳng, mịn làm tiền đề cho lớp vữa.
Lưới thép gia cường là loại lưới thép được dập từ tấm thép sau đó kéo giãn bằng công nghệ máy móc hiện đại. Có công dụng gia cố bề mặt công trình bền bỉ, vững chắc, tăng tuổi thọ bề mặt.
Tiến hành thao tác phun lớp vữa lên bề mặt thi công, ưu tiên sử dụng súng phun chuyên dụng.
Tỉ lệ trộn vữa với nước là khoảng 1kg vữa + 0.8 lít nước.
Phun đều từng lớp đạt độ dày khoảng 2-3mm trên bề mặt. Thao tác lần lượt đến khi lớp vữa đạt được độ dày chuẩn theo yêu cầu chống cháy. Tùy vào điều kiện cần đáp ứng, lớp vữa chống cháy có độ dày khác nhau (12.5mm đến 50mm).
Nhằm tăng tính thẩm mỹ, tăng hiệu quả chống thấm, nấm mốc cho công trình.
Thời gian thi công lớp sơn phủ màu sau khi thi công lớp vữa là 24 tiếng. Đảm bảo độ khô thích hợp giữa các lớp sơn.
Tiến hành nghiệm thu và hoàn thiện công trình.
Qua quá trình tìm hiểu nội dung thông tin về vữa chống cháy trong bài viết trên. Hi vọng bạn đã xác định được loại vật liệu chống cháy thích hợp nhất cho công trình của mình. Chúc bạn thành công!
>> Bài viết nổi bật: Kiểm định sơn chống cháy theo Nghị định của Chính phủ
Tags: