asdfasfasf
13-06-2024
Với nhiều công trình nhà ở, nhà cao tầng…thì sử dụng xi măng để chống thấm cũng là một phương pháp được sử dụng nhiều, bởi nó đem đem lại giá trị cao cho các công trình, đảm bảo độ bền đẹp và thẩm mỹ. Vậy xi măng chống thấm là gì? Công dụng và cách sử dụng của xi măng chống thấm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Xi măng chống thấm là một vật liệu xây dựng có độ bền cao; khó bị oxy hóa trong không khí; tránh được tình trạng rạn nứt do thời tiết; đảm bảo độ bền đẹp của công trình. Nó là vật liệu xây dựng có khả năng chống nước, chất lỏng thấm vào công trình. Nó sẽ hạn chế tối đa tình trạng ẩm mốc, hư hại và gia tăng tuổi thọ cho công trình theo thời gian.
Công dụng của xi măng chống thấm:
Giúp cải tạo, xử lý những vị trí thường xuyên xảy ra ẩm mốc; hạn chế các tình trạng vàng ố, loang màu, muối trắng trên tường.
Đây là một vật liệu xây dựng có độ bền cao; khó bị oxy hóa trong không khí; tránh được tình trạng rạn nứt do thời tiết; đảm bảo độ bền đẹp của công trình.
Xi măng chống thấm có thể sử dụng đa dạng ở nhiều phần ở công trình; sử dụng xi măng chống thấm cho phần móng giúp ngăn tình trạng nước ngấm từ sàn; ngăn tình trạng chân tường ẩm mốc.
Ngoài việc hạn chế được ẩm mốc thì lớp xi măng chống thấm còn giúp sơn bám lâu hơn trên bề mặt tường theo thời gian
Giá thành rẻ hơn so với nhiều loại xi măng thông thường, nên chi phí thi công thấp.
Xi măng chống thấm được ứng dụng rộng rãi trong thi công và xử lý công trình, đem lại hiệu quả cao:
Nó giúp cải tạo các vị trí bị ẩm mốc như tường nhà, trần nhà, nhà vệ sinh, nhà tắm.
Giúp hạn chế các tình trạng hoen ố loang lổ ở trên tường hay trần nhà do thấm nước.
Ngoài ra nó còn dùng để làm lớp lót tường nhằm đảo bảo tuổi thọ của công trình.
Dùng xi măng chống thấm cho phần móng để ngăn ngừa các tình trạng thấm nước từ dưới lên.
Loại vật liệu này phù hợp với các công trình tiếp xúc nước thường xuyên như nhà vệ sinh, nhà tắm, sàn nhà, trần nhà…
Trộn chất kết nối cho lớp vữa trát/ lớp kết nối bê tông cũ và mới với tỉ lệ:
Cho 4kg xi măng vào hỗn hợp 1 lít Sika Latex + 1 lít nước, ta thu được lớp vữa kết nối, có thể phủ khoảng 4m2.
Lớp trát sàn chống thấm:
● Tỉ lệ trộn: Xi măng : Cát = 1 : 3 (1)
● Sika Latex TH : Nước = 1 : 3 (2)
● Rót hỗn hợp (2) vào trong (1) và trộn cho đến khi đạt độ sệt thích hợp cho thi công.
Cán nền xi măng chống thấm:
● Trộn cát tỷ lệ max “1 xi :3 cát” + 16-20% nước sạch thành vữa
● Thi công xây, trát, cán nền, ốp lát bình thường
● Lớp vữa có: độ bám dính tốt, Chống thấm ngược tuyệt đối và bền vững theo thời gian
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm
Vệ sinh, dọn dẹp chướng ngại vật trên bề mặt cần chống thấm như di dời các ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần còn sót lại, lau chùi sạch các mảng nước đọng… Gỡ sạch các dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân tường bao với sàn bê tông. Đảm bảo bề mặt cần chống thấm được khô ráo sạch sẽ.
Bước 2: Chuẩn bị dung dịch chống thấm
Bước này vô cùng quan trọng. Bạn nên lưu ý trong quá trình trộn, các thành phần xi măng và nước cần được kết hợp theo tỷ lệ phù hợp, tránh cho nước quá nhiều hoặc quá ít. Tùy theo lượng xi măng mà có định lượng mức nước phù hợp.,
Bước 3: Quét lớp chống thấm
Bạn nên quét đều tay không quá dày hoặc quá mỏng, từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn. Có thể quét 2 lớp, lớp đầu bạn nên quét qua, để khô tự nhiên trong vòng 10 phút sau đó quét tiếp lần 2. Lớp chống thấm phải được dàn mỏng và đều.
Bước 4: Bảo dưỡng lớp chống thấm
Sau khi hoàn thiện cần phải che phủ bằng nilon hoặc bao tải để tránh những tác động từ bên ngoài làm hỏng lớp nước xi măng vừa mới quét.
Tính toán xi măng chống thấm vừa đủ để quét lên bề mặt cần chống thấm, tránh lãng phí.
Nước và xi măng bắt buộc phải trộn đúng tỉ lệ, nên áp dụng đúng theo mức đã được ghi trên bao bì để tối ưu công dụng của chúng.
Trộn xi măng theo từng phần nhỏ, trộn từ từ tránh gây vón cục, lợn cợn sẽ khiến bề mặt tượng nhám xù, mất thẩm mỹ.
Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp
Trộn xi măng xong nên thực hiện quét lên bề mặt chống thấm luôn. Việc để lâu có thể khiến xi măng đông đặc lại không thể dùng được nữa.
Khi quét xi măng, nên đảm báo lấp kín mọi lỗ hổng trên tường, quét đều tay toàn bộ bề mặt.
Sau khi hoàn thành mọi thao tác, bề mặt tường phải được che đậy kín đáo, tránh nước hay hóa chất bắn vào cho đến khi chúng khô lại hoàn toàn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về xi măng chống thấm, công dụng và cách sử dụng của nó. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về xi măng chống thấm, từ đó bạn có thể biết chính xác tỷ lệ pha xi măng để thi công đúng chuẩn mang lại hiệu quả cao cho công trình của mình.
Có thể bạn quan tâm: Sử dụng sơn chống thấm trần nhà – Phương pháp chống thấm hiệu quả
Tags: