Xu hướng sử dụng vật liệu sơn xanh cho công trình bền vững

Sơn xanh là gì?

Tình trạng ô nhiễm môi trường đang dần trở nên nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống sức khỏe con người cũng như môi trường sinh thái chung. Chính vì vậy, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường đang được khuyến khích phát triển và trở thành xu hướng hiện nay.

Đối với  ngành xây dựng, xu hướng này cũng không còn xa lạ.  Tiêu biểu nhất hiện nay phải kể đến xu hướng sử dụng “sơn xanh”. Việc sử dụng vật liệu sơn xanh đặt ra các yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn cao về độ an toàn, thân thiện. Vậy sơn xanh là gì? Tại sao nên sử dụng sơn xanh?

“Sơn xanh” hay còn được gọi là sơn công nghệ xanh. Đây là những sản phẩm sơn sử dụng nguồn nguyên liệu công nghiệp xanh. Các sản phẩm sơn được sản xuất dựa trên tiêu chí hướng tới sự oan toàn, thân thiện.

Công nghệ sản xuất sơn tiên tiến, giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên cũng như hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường. Các dòng sơn xanh này khi sử dụng thi công không những đảm bảo độ bền bỉ mà còn đem đến những lợi ích mang tính bền vững.

Thật không khó để nhận ra, hiện nay các dự án thi công tầm cỡ, quan trọng đều ưu tiên đặc biệt các dòng sơn đáp ứng được tiêu chí bền bỉ và yếu tố thân thiện với môi trường. Các thương hiệu sơn lớn cũng đang dần cải tạo, nghiên cứu sản phẩm theo tiêu chí xanh nhằm phục vụ nhu cầu, xu thế phát triển hiện tại.

>>> Xem thêm: Tiêu chí đánh giá chất lượng sơn chống thấm cực chuẩn

sơn xanh là gì?
sơn xanh là gì?

Vì sao nên sử dụng vật liệu sơn xanh cho công trình bền vững?

Thông thường, sản phẩm sơn xanh có đặc tính không mùi, mùi  tự nhiên hoặc sơn nhẹ mùi ( không nặng mùi hóa chất). Thành phần sơn an toàn, không chứa các chất gây hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường như: Apeo, Phoóc môn, alen, selen, kim loại nặng và hàm lượng chất hữu cơ bay hơi (Voc) cao.

Một số dòng sơn xanh có khả năng chống bức xạ cao. Sơn giúp chống lại các tần sóng gây hại, bảo vệ người dùng hỏi ảnh hưởng của sóng điện từ.

Tùy vào đặc tính sơn và mục đích, nhu cầu sử dụng sơn của người dùng. Một số loại sơn xanh hiện nay được sử dụng trực tiếp không cần thi công sơn lót chuyên dụng. Sơn được thi công đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng. Có khả năng bảo vệ bề mặt một cách tối ưu, giúp chống lại hiệu quả các tác động gây hại từ thời tiết, môi trường. Đặc biệt, sơn có độ hoàn thiện mịn màng, bóng đẹp, khả năng chùi rửa cao.

Ngày nay, việc sử dụng vật liệu sơn xanh không chỉ giúp hoàn thiện, tô điểm cho công trình, bảo vệ sức khỏe. Đây là giải pháp về vật liệu xanh thân thiện với môi trường được các chuyên gia, nhà nghiên cứu môi trường đặc biệt khuyến khích. Nó cũng dần được coi là xu hướng tất yếu, nhu cầu mà cả thế giới đang hướng tới.

Sơn xanh cho công trình bền vững
Sơn xanh cho công trình bền vững

>> Xem thêm: Nên sơn chống thấm toàn bộ hay một phần cho nhà vệ sinh?

Tiêu chí đánh giá một sản phẩm “sơn xanh”

Vật liệu sơn xanh ra đời với mục đích hạn chế rủi ro về an toàn, sức khỏe cho con người và bảo vệ môi trường. Vậy tiêu chí nào giúp bạn đánh giá chính xác một sản phẩm sơn xanh?

Để trở thành một sản phẩm sơn xanh an toàn, thân thiện, cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Nồng độ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi: Yêu cầu về giới hạn nồng độ này được đặt ra không vượt quá các giới hạn quy định theo TCVN. Đối với các dòng sơn  đặc biệt, tổng hợp chất hữu cơ bay hơi có thể không được phép vượt quá 15g/l. Đối với với một số loại sơn sử dụng dung môi không phải là nước. Tổng hợp chất hữu cơ sau khi đã pha chế không được vượt quá 200g/l.
  • Sơn không chứa các loại hợp chất thuộc nhóm glycol ether.
  • Thành phần sơn không chứa các kim loại nặng như: chì, thủy ngân, Antimony, Cadmium, Arsenic…
  • Không chứa các hóa chất có khả năng gây ung thư được liệt kê trong danh mục các loại hóa chất thuộc nhóm 1 và nhóm 2A do IARC quy định.
  • Không sử dụng loại hóa chất hoạt động trên bề mặt như APEO ( alkylphenol ethoxylate) và các muối của nó trong quá trình chế biến nhựa latex và tạo màu sơn.
  • Dung môi pha chế: Các loại dung môi Hydrocarbon không được vượt quá 20% tổng trọng lượng của sản phẩm sau khi đã pha chế. Sơn không chứa hoặc không sử dụng các loại dung môi clo hóa và không dùng Ethylene glycol để pha chế sản phẩm.
  • Bao bì sơn có khả năng tái chế ít nhất 70% trọng lượng và cần hướng dẫn sử dụng sản phẩm sao cho an toàn, tiết kiệm nhất với môi trường.
Tiêu chín chọn sơn tốt
Tiêu chín chọn sơn tốt

Sơn xanh JYMEC – nói không với APEO

Hiểu được nhu cầu và xu hướng sử dụng vật liệu của toàn cầu hiện nay. JYMEC không ngừng nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, đáp ứng tiêu chí của một vật liệu sơn xanh. Đội ngũ R&D dày dặn kinh nghiệm của JYMEC paint đã nghiên cứu và loại bỏ thành công chất APEO khỏi các dòng sản phẩm sơn. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, các dòng sản phẩm JYMEC hội tụ đủ các tiêu chuẩn xanh. Các tiêu chuẩn bao gồm: nhẹ mùi, bảng thành phần không chứa kim loại nặng, Phoóc-môn, hóa chất bay hơi độc hại. Sản phẩm được sản xuất nghiêm ngặt theo hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015, góp phần phát triển môi trường xanh bền vững.

Bên cạnh các tiêu chí “xanh” với môi trường và con người. Sơn JYMEC vẫn đảm bảo được các tính năng bảo vệ vượt trội, đem lại tuổi thọ bền bỉ và tính thẩm mỹ cao cho công trình. Sơn với khả năng chống thấm, chống ẩm mốc, kháng kiềm hiệu quả. Từ đó, giúp bảo vệ bề mặt tường khỏi các tác nhân gây hại đến thời tiết và con người. Màng sơn mịn màng, bóng đẹp, màu sơn khó phai đem lại không gian sống hoàn mỹ.

Sơn JYMEC là một trong những thương hiệu sơn tốt nhất được người dùng và các nhà thầu lớn tin tưởng “chọn mặt gửi vàng”. Góp phần tạo nên các công trình, kiến trúc đẳng cấp, bền vững.

Sơn JYMEC nói không với APEO
Sơn JYMEC nói không với APEO

Trên đây là những chia sẻ về xu hướng sử dụng vật liệu sơn xanh cho công trình bền vững. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích. Đừng quên để lại ý kiến của bạn phía dưới phần bình luận.

Tags: