Xử lý bề mặt trước khi sơn chống thấm nhà vệ sinh

1. Xử lý hộp kỹ thuật và cống thoát nước sàn nhà vệ sinh

Việc chuẩn bị, xử lý bề mặt trước khi sơn chống thấm nhà vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bỏ qua công đoạn này, có thể dẫn đến việc hiệu quả của sơn không được như ý muốn. Từ đó, là giảm chất lượng chống thấm của công trình. Vậy xử lý bề mặt trước khi sơn chống thấm nhà vệ sinh như thế nào cho đúng?

Trước tiên, việc xử lý các hộp kỹ thuật và cống thoát nước sàn là quan trọng nhất. Đây là  khu vực dẫn nước trực tiếp, chính vì vậy đòi hỏi cần xử  lý  khéo léo và cẩn thận.  Nó là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đọng nước nhà vệ sinh. Muốn xử lý chống thấm nhà vệ sinh, cần đặc biệt chú trọng xử lý khu vực này từ đầu.

Trước khi bạn bắt đầu sơn chống thấm, hãy đảm bảo kiểm tra và xử lý hộp kỹ thuật cũng như cống thoát nước. Đảm bảo rằng chúng không bị tắc nghẽn và hoạt động tốt. Nếu có hỏng hóc hoặc rò rỉ, hãy sửa chữa chúng trước. Điều này đảm bảo rằng nước không thấm qua từ dưới sàn lên tường và gây hỏng bề mặt sơn chống thấm.

Đầu tiên, bạn cần đục tẩu miệng cổ ống theo hình miệng loa. Tiến hành rửa sạch miệng cổ ống bằng nước sạch. Sau đó, chèn kín cổ ông rồi sử dụng phụ gia chống thấm xử lý phần miệng ống và cổ ống.  Tiếp theo, gia chủ có thể sử dụng vữa tự chảy không co ngót trộn với nước sạch và đỏ quanh cổ ống. Bảo vệ cổ ống tránh bị nứt, vỡ.

Các xử lý bề mặt hộp kỹ thuật, ống thoát nước
Các xử lý bề mặt hộp kỹ thuật, ống thoát nước

2. Xử lý chống thấm chân tường nhà vệ sinh

Chân tường nhà vệ sinh cũng là một trong những khu vực đáng chú ý. Đây là vị trí rất nhạy cảm. Nếu bị thấm, nó sẽ dẫn đến việc lây lan ra toàn bộ khu vực tường bao khiến cho ngôi nhà của bạn bị ảnh hưởng, xuống cấp một cách nhanh chóng.

Sử dụng chất chống thấm chuyên dụng để tạo lớp chất chống thấm đảm bảo nước không thể xâm nhập vào bên dưới bề mặt sơn. Hãy đảm bảo bạn áp dụng lớp chống thấm này đều đặn và đủ dày để bảo vệ tường khỏi ẩm ướt và nước thấm.

Hoặc để đảm bảo hơn, bạn có thể sử dụng lưới thủy tinh chống thấm. Đầu tiên, hãy sử dụng hỗn hợp xi măng, cát để trát bo góc chân tường. Đối với sàn nhà cần lấy cốt gạch, bạn co thể không cần trát dốc quá mà chỉ cần sàn và  tường phẳng. Sau khi bo góc chân tường hoàn tất. Tiến hành sử dụng phụ gia chống thấm trộn với xi măng và nước sạch. SAu đó, gia chủ có thể hoàn thiện tiến hành thi công lưới thủy tinh  dán gia cố chân tường hiệu quả.

Xử lý chống thấm khu vực chân tường
Xử lý chống thấm khu vực chân tường
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm cho nhà vệ sinh JYMEC – Lựa chọn tin dùng của mọi nhà

3. Xử lý bề mặt sàn nhà vệ sinh

Sàn nhà vệ sinh là khu vực phải chịu nhiều nhất các tác động của nước và con người. Nếu không chuẩn bị bề mặt sàn một cách tốt nhất. Nước có thể ngấm từ dưới lên, đọng lại sàn và khiến cho sàn luôn bị ẩm ướt, nấm mốc. Lâu ngày, nó khiến cho sàn nhà có thể bị hư hại, xuống cấp nhanh chóng hơn.

Trước khi sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh, bạn cần loại bỏ bất kỳ vết bẩn, dầu mỡ, hoặc các tàn dư khác trên bề mặt sàn. Sử dụng một loại hóa chất làm sạch phù hợp và đảm bảo sàn khô hoàn toàn trước khi bắt đầu thi công. Điều này đảm bảo rằng sơn chống thấm bám chặt vào bề mặt và hoạt động hiệu quả.

Nếu bề mặt sàn nhà xuất hiện các khuyết tật bê tông, các vết lồi lõm. Hãy tiến hành sửa chữa, khắc phục tất cả trước khi áp dụng lớp sơn chống thấm.

Chuẩn bị bề mặt sàn nhà vệ sinh kỹ lưỡng
Chuẩn bị bề mặt sàn nhà vệ sinh kỹ lưỡng
>> Xem thêm: Chi phí tự sơn chống thấm nhà vệ sinh tiết kiệm, hiệu quả

4. Xử lý bề mặt trần nhà vệ sinh

Không chỉ sàn và tường, trần nhà vệ sinh cũng cần xử lý đặc biệt. Trần nhà vệ sinh cũng có thể bị ẩm ướt và hỏng hóc. Trong trường hợp có dấu hiệu nứt nẻ hoặc vết thấm ẩm trên trần. Hãy thực hiện sửa chữa trước khi sơn chống thấm. Sử dụng sản phẩm chống thấm trần đảm bảo rằng nước không thể thấm vào từ trên xuống.

Sau khi trần đã được kiểm tra và sửa chữa, bạn có thể sơn chống thấm. Sử dụng sơn chống thấm phù hợp cho trần, và đảm bảo bạn áp dụng một lớp đủ dày để đảm bảo hiệu suất chống thấm tốt. Tránh để lại bất kỳ vùng nào chưa được sơn chống thấm, vì nó có thể tạo điểm yếu trong lớp chống thấm.

Xử lý trần nhà vệ sinh kỹ để mang lại hiệu quả chống thấm tốt nhất
Xử lý trần nhà vệ sinh kỹ để mang lại hiệu quả chống thấm tốt nhất

Trên đây là cách xử lý bề mặt trước khi sơn chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn bảo vệ không gian nhà vệ sinh một cách an toàn, hiệu quả. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin thú vị khác nhé!

>> Gợi ý hay: 6 Mẹo sơn chống thấm nhà vệ sinh cực hay, cực hữu ích

Tags: