asdfasfasf
13-06-2024
Xử lý trần thạch cao bị mốc là mối lo ngại của rất nhiều gia đình. Trần bị mốc không chỉ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình mà còn khiến cho chất lượng cấu trúc của ngôi nhà bị xuống cấp theo. Sử dụng sơn chống nấm mốc co trần thạch cao có hiệu quả không? Tham khảo ngay cách xử lý hiệu quả hiện tượng này qua bài viết dưới đây nhé!
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trần thạch cao xuất hiện nấm mốc. Nguyên nhân có thể do quá trình thi công không đảm bảo hoặc do ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại cảnh. Dẫn đến bề mặt trần thạch cao xuất hiện nấm mốc.
Một số nguyên nhân trần thạch cao xuất hiện nấm mốc:
Khi biết được chính xác nguyên nhân trần thạch cao bị nấm mốc từ đâu, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các phương pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này.
Nếu nấm mốc trên trần thạch cao không được xử lý ngay sẽ khiến nấm mốc lan rộng ra toàn bộ bề mặt xung quanh làm giảm tính thẩm mỹ của công trình.
Nếu tình trạng nấm mốc không được giải quyết triệt để sẽ làm cho trần thạch cao bị xuống cấp nhanh chóng. Các miếng thạch cao có thể bong tróc và rơi xuống. Gây ô nhiễm, hư hỏng đồ vật ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, nếu để tình trạng trần thạch cao nấm mốc lâu ngày sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để khắc phục.
Vì thế, ngay khi trần thạch cao xuất hiện nấm mốc, cần tiến hành xử lý triệt để ngay từ ban đầu.
>> Gợi ý hay: Nấm mốc chân tường: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả
Hiện tượng trần thạch cao bị nấm mốc rất phổ biến, do đó bạn không cần quá lo lắng. Tham khảo ngay một số biện pháp xử lý nấm mốc trên trần thạch cao hiệu quả dưới đây.
Để thực hiện phương pháp xử lý nấm mốc trần thạch cao bằng các chất tẩy rửa, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như: sơn lót, sơn phủ, chổi sơn, giấy nhám, bay trát, dao cạo và thang.
Cách xử lý nấm mốc bằng sơn chống nấm mốc như sau:
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống nấm mốc có thật sự hiệu quả không?
Để thực hiện phương pháp xử lý nấm mốc trần thạch cao bằng các chất tẩy rửa, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như: chất tẩy rửa, miếng rửa chén, bình phun và thang.
Xử lý các vết nấm mốc bằng chất tẩy rửa:
Kiểm tra và xác định vị trí trần bị nấm mốc cần xử lý
Pha chế các hợp chất tẩy nấm mốc theo một tỷ lệ thích hợp. Bạn có thể tham khảo 2 cách pha chế dung dịch xử lý trần thạch cao bị mốc sau:
Cách 1: Pha dung dịch trị nấm mốc từ giấm ăn, muối và nước sạch. Pha theo tỷ lệ 60ml giấm ăn + 480ml nước ấm + 2 thìa muối, đây là tỉ lệ dung dịch trị nấm hiệu quả nhất.
Cách 2: Sử dụng các hóa chất tẩy nấm mốc chuyên dụng. Pha theo tỷ lệ được nhà sản xuất khuyên dùng.
Cho dung dịch vào bình phun và phun lên các vị trí trần thạch cao bị nấm mốc. Đợi 5-10 phút cho trần khô rồi dùng miếng rửa chén lau vị trí nấm mốc vừa phun. Lên làm sạch miếng rửa chén sau mỗi lần lau, tránh nấm mốc bị lây lan sang các khu vực khác.
Phun và làm sạch vài lần đến khi trần sạch nấm mốc.
Dùng các thiết bị để làm trần khô nhanh hơn. Nên mở cửa sổ đẻ giúp không khí lưu thông, làm giảm mùi của các hóa chất tẩy rửa.
>> Xem thêm: Trần nhà mới xây bị mốc: Nguyên nhân, biện pháp xử lý hiệu quả
Để ngăn chặn và hạn chế trần thạch cao bị nấm mốc, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
Lựa chọn các loại trần thạch cao có thể chống ẩm tốt sẽ làm giảm tình trạng trần bị ẩm mốc.
Thi công trần thạch cao đúng quỹ thuật. Nên lựa chọn các đơn vị có tay nghề cao, đảm bảo chất lượng thi công.
Xử lý bề mặt thật kỹ trước khi thi công, nhất là những vị trí trần bị thấm đột. Có thể sử dụng thêm các biện pháp chống thấm khác như
sơn chống thấm,… để tăng hiệu quả chống nấm mốc.
Giữ cho bề mặt trần thạch cao khô ráo, sạch sẽ giúp hạn chế sự phát triển và sinh sôi của các vi khuẩn nấm mốc.
Một số biện pháp hạn chế tình trạng trần thạch cao bị nấm mốc
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn xử lý được tình trạng trần thạch cao bị mốc hiệu quả nhất. Bảo vệ công trình luôn bền đẹp, an toàn. Nâng cao chất lượng không gian sống cho gia đình bạn.
Tags: