asdfasfasf
13-06-2024
Sơn nhà là công đoạn vô cùng quan trọng và cần thiết. Trên thực tế, có rất nhiều gia chủ với kiến thức và kinh nghiệm vốn có. Họ có thể tự thi công sơn nhà mà không cần đến thợ thi công sơn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng công trình được thực hiện đạt hiệu quả tối ưu. Việc chuẩn bị và lập kế hoạch giúp việc tự sơn nhà trở nên dễ dàng, nhanh chóng và thành công.
Gia chủ nên đưa ra quyết định sơn nhà dựa vào nhu cầu, mục đích sử dụng của mình. Đối với nhà mới, chắc chắn phải sơn mới hoàn toàn. Đối với nhà cũ, gia chủ nên căn cứ những trường hợp sau, quyết định có nên sơn lại nhà hay không:
Đối với một số gia chủ, đơn giản họ chỉ không thích màu sơn cũ . Muốn cải tạo, tân trang lại màu sơn tốt hơn cho không gian sống.
Việc lựa chọn màu sơn nhà tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có vai trò rất lớn. Nó không chỉ quyết định tính thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà. Màu sơn còn mang yếu tố phong thủy tâm linh. Nên lựa chọn những màu sơn nhà phù hợp với phong cách, sở thích cũng như yếu tố phong thủy của gia chủ.
Gia chủ nên có kế hoạch, xác định màu sơn chủ đạo và các màu sơn kết hợp khác. Từ đó có thể lên ý tưởng, sáng tạo và trang trí cho ngôi nhà. Tránh trường hợp sau khi sơn nhà hoàn thiện, mới cảm thấy màu sơn không ưng ý. Đến lúc đó việc sơn lại màu sơn khác sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí thi công.
Để dự toán chi phí sơn nhà, gia chủ cần xác định sơ bộ ngân sách cho từng loại sơn, chi phí nguyên vật liệu, thi công… Những vật liệu sơn cần sử dụng như: bột bả matit, sơn lót, sơn phủ. Tùy vào nhu cầu sử dụng, gia chủ cần ước tính mỗi hệ sơn sẽ thi công từ 1-3 lớp sơn. Bên cạnh đó, chi phí sơn nội thất và sơn ngoại thất cũng có chênh lệch. Do sơn ngoại thất thường yêu cầu kỹ thuật, tính năng cao hơn.
Xác định chi phí cho các dụng cụ thi công sơn cần thiết như: cọ sơn, con lăn, bay trét…
Dự toán chi phí mua sua sơn theo tổng diện tích ngôi nhà, bề mặt cần thi công sơn.
>> Xem thêm: 5 Hãng sơn nhà cao cấp được ưa chuộng nhất hiện nay
Sơn nhà tưởng chừng như rất đơn giản. Tuy nhiên, khi đi vào thực hiện, nó rất phức tạp và khó khăn nếu bạn không có đủ kiến thức và kinh nghiệm sơn. Dưới đây chúng tôi hướng dẫn bạn cách tự thi công sơn đơn giản, dễ dàng nhất.
Để lớp sơn nhà của bạn được bền bỉ, không phai màu. Công đoạn chuẩn bị, vệ sinh bề mặt cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng nhất.
Việc chuẩn bị, xử lý bề mặt thi công trên tường cũ sẽ có chút khác biệt so với tường mới.
Đối với bề mặt tường mới:
Đối với tường cũ:
Chống thấm là công đoạn rất quan trọng khi thi công sơn nhà. Tuy nhiên, nếu bạn tự thi công, công đoạn này đòi hỏi có kinh nghiệm và hiểu biết về thấm dột. Nếu không chắc chắn, bạn có thể nhờ những người từng sơn nhà kiểm tra giúp xem nhà bạn có nguy cơ thấm dột hay không.
Đối với nhà mới, bạn hoàn toàn có thể tự sơn chống thấm trước khi thi công sơn nhà. Đối với những bề mặt nhà cũ đã bị thấm đột. Gia chủ cần tiến hành sửa chữa các khu vực bị thấm. Sau đó mới tiếp tục thi công sơn nhà.
Bột bả hay còn gọi là matit. Đây là vật liệu được sử dụng nhằm tạo bề mặt bằng phẳng cho tường nhà. Nó giúp che đi những khuyết điểm lồi lõm, rạn nứt trên bề mặt tường nhà.
Gia chủ khi tự sơn nhà có thể tối ưu công đoạn thi công bột bả trét. Nếu bề mặt được bả đúng cách, bạn sẽ có thể tốn ít sơn lót và sơn phủ hơn.
Tự trộn bả với nước theo tỉ lệ 3:1. Dùng máy khuấy đều cho tới khi hỗn hợp trở nên quánh, dẻo, đồng nhất.
Tiến hành quét từ 1-2 lớp bả. Mỗi lớp bả cách nhau từ 2-4 tiếng. Sau từ 4-6 tiếng, bạn có thể tiến hành xả nhám.
Chờ 1-2 ngày cho lớp bột bả khô cứng. Sau đó vệ sinh bề mặt và tiếp tục thi công sơn.
Lưu ý: Bột bả sau khi pha trộn với nước cần thi công luôn trong khoảng 1-2 giờ. Để lâu, lớp bột bả có thể bị khô cứng.
Lớp sơn lót là lớp sơn không thể thiếu khi thi công sơn nhà. Một số gia chủ thường bỏ qua lớp sơn này nhằm tối ưu, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, trước mắt việc bỏ qua lớp sơn lót sẽ không gây ra ảnh hưởng gì lớn. Tuy nhiên, về lâu dài nó có thể làm giảm chất lượng, tính thẩm mỹ cho lớp sơn màu.
Mặt khác, nếu không sử dụng lớp sơn lót. Bề mặt tường nhà bạn có thể hút nhiều sơn phủ hơn. Trong khi giá thành sơn phủ sẽ tốn hơn nhiều so với lớp sơn lót.
Một số gia chủ cũng thường xuyên sử dụng sơn phủ trắng thay cho sơn lót. Điều này không có tác dụng thậm chí gây tốn kém chi phí. Bởi vì sơn phủ trắng không có khả năng kháng kiềm. Nó không thể ngăn ẩm và tạo bề mặt nhẵn mịn cho sơn như sơn lót.
Sơn phủ giống như lớp áo giáp bảo vệ phía ngoài cùng của ngôi nhà. Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ bề mặt, sơn nhà đem lại tính thẩm mỹ, giúp ngôi nhà sinh động, có sức sống hơn.
Nên thi công tối thiểu 2-3 lớp sơn phủ. Các lớp sơn cần được thi công đều, mỏng mịn.
Nên pha loãng sơn theo tỉ lệ nhất định với nước từ 5-10% . Điều này giúp cho sơn dễ thi công hơn, tăng độ phủ cho sơn.
Lưu ý thời gian khô giữa các lớp sơn cần được giãn cách. Sau khi lớp sơn đầu tiên hoàn thành. Chờ cho sơn khô hoàn toàn rồi mới tiếp tục thi công tiếp lớp sơn tiếp theo.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm thi công sơn nhà đẹp nhất theo chuyên gia
Trên đây chúng tôi hướng dẫn bạn cách tự sơn nhà đơn giản, dễ dàng. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Giúp bạn thi công sơn đem lị không gian sống hoàn mỹ nhất. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích khác về sơn nhà nhé!
Tags: